Tại cuộc họp báo do Hà Nội yêu cầu công khai thông tin về dự án cải tạo hồ Đống Đa">UBND thành phố Hà Nội tổ chức chiều 3/10, trả lời câu hỏi của phóng viên về giải pháp đối khắc phục tình trạng ngập lụt kéo dài tại huyện Chương Mỹ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa thông tin: Chương Mỹ là 1 trong những địa phương nằm trong lưu vực sông Tích, sông Bùi; có rất nhiều vùng trũng so với mặt sông, có chỗ -8 mét, dẫn đến cứ mưa là ngập úng.
Với những khó khăn vướng mắc này, Sở đã có báo cáo với UBND thành phố. Hiện thành phố đang triển khai giải pháp cho kè hai bên bờ sông Tích trên khu vực huyện Ba Vì.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa trao đổi tại họp báo. Ảnh: PV.
Về lâu dài, thành phố sẽ báo cáo Chính phủ, nghiên cứu giải pháp bố trí lại dân cư khu vực lưu vực hai sông Tích, sông Bùi; quan tâm đầu tư thích đáng để nâng cấp hệ thống đê điều đảm bảo tiêu chí thiết kế theo quy hoạch.
Thành phố cũng sẽ nghiên cứu chọn phương án thoát lũ rừng ngang và xây dựng củng cố đê dọc hai bên bờ trục tiêu; thực hiện nạo vét, giải toả vật cản đảm bảo tiêu thoát lũ, phòng tránh sạt lở; xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo lũ sớm; đặc biệt phối hợp với các tỉnh liên quan dọc sông Đáy, sông Bùi, sông Tích...
"Tất cả những khó khăn nêu trên thành phố đã cập nhật báo cáo với Chính phủ. Đây là một trong các quy hoạch phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội, được tích hợp trong quy hoạch vùng huyện đến năm 2030, tầm nhìn 2050; hoà trong quy hoạch Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn tới năm 2065. Khi Chính phủ phê duyệt, sẽ tích hợp với phòng chống lũ lụt trên địa bàn các địa phương trong đó có Chương Mỹ, từ đó quan tâm đầu tư, hạn chế tối đa nhất ảnh hưởng đời sống người dân khu vực lũ rừng ngang...", ông Nguyễn Đình Hoa nói.
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, đến ngày 30/9, đã có gần 75.000 người trở về trên tổng số 78.000 người dân sơ tán, di dời. Còn trên 3.000 người dân vẫn phải sơ tán do ngập lụt chủ yếu trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Thống kê thiệt hại sau mưa bão số 3, toàn thành phố có trên 100.000 cây bị gẫy, đổ (bao gồm cây đô thị và các loại cây khác); hàng chục nghìn hecta lúa bị ngập, đổ, dập nát. Hơn 9.000 hecta cây ăn quả, 4.000 hecta thuỷ sản bị ảnh hưởng. Toàn thành phố có trên 3.000 con gia súc bị chết; trên 600.000 con gia cầm bị chết, thất lạc… xảy ra 41 sự cố công trình đê điều và khoảng 150 sự cố công trình thủy lợi...
Ngay sau bão số 3, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các quyết định bổ sung có mục tiêu cho các quận, huyện, sở ngành để thực hiện công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố, số tiền 220,87 tỷ đồng.
Cận cảnh cuộc sống thường nhật của người dân Chương Mỹ trong 'rốn lũ' 24/09/2024 Chiến sỹ Trung đoàn tên lửa ngâm mình gặt lúa giúp dân vùng rốn lũ Chương Mỹ 23/09/2024 Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân 23/09/2024Nhịp sống Thủ đô
Hà Nội cuối tuần se lạnh, ban ngày nắng đẹp
Nhịp sống Thủ đô
Hà Nội truy trách nhiệm đơn vị trồng cây để nguyên vỏ bầu bị gãy đổ
Nhịp sống Thủ đô
Hà Nội yêu cầu công khai thông tin về dự án cải tạo hồ Đống Đa
Nhịp sống Thủ đô
Phố Hàng Mã thay áo mới, ngập tràn màu sắc 'ma mị' đón Halloween
Xã hội
Đăng thảo luận