TPO - Tháng 9 năm 2023, tức là tròn một năm trước, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra một đám cháy kinh hoàng ở chung cư mini Khương Hạ khiến 56 người thiệt mạng.

Kiến thức cơ bản mà mỗi người cần biết là trong hỏa hoạn, tử vong thường do ngạt. Làm thế nào để an toàn khi bất ngờ gặp ‘bà hỏa’?

Nạn nhân của “bà Hỏa” cần nhớ nhất điều gì để thoát hiểm khi cháy?

Trong y khoa có khái niệm “giờ vàng”- đó là khoảng thời gian sau chấn thương/tai nạn mà nạn nhân được điều trị y tế kịp thời sẽ có khả năng cao nhất ngăn ngừa được tử vong.

 Cách thoát hiểm khi bạn là nạn nhân của một vụ cháy 第1张

Với nạn nhân của một vụ hỏa hoạn thì quan trọng nhất là phải bình tĩnh tìm cách thoát khỏi đám cháy, tránh hít phải khí độc (Ảnh mang tính minh họa).

Trong các vụ cháy, nạn nhân rất dễ bị ngộ độc bởi khói độc tạo ra trong đám cháy. Nguyên nhân chính gây chết người do khói độc gồm:

Ngộ độc oxit carbon (CO): Nồng độ oxit carbontrong không khí đạt đến 1,3%, người ta hít vào 2,3 hơi sẽ mất đi tri giác, hít trong 1 - 3 phút sẽ gây tử vong. Các vật liệu xây dựng thường dùng khi đốt cháy gây ra khói, hàm lượng của oxit carbonđạt đến 2,5%.

Ngộ độc khí carbonic (CO2): Khói đặc trong hỏa hoạn còn chứa khí carbonic. Trong trạng thái bình thường, khí carbonic trong không khí chiếm khoảng 0,06%, khi nồng độ đạt đến 2%, người ta sẽ cảm thấy khó thở, khi đạt đến 6% - 7% người ta sẽ chết ngạt.

Chất hóa học bị cháy gây khí ngộ độc: Các chất polyester, ni lông, lông cừu, len... khi bị cháy sẽ tạo ra khí cực độc, uy hiếp rất lớn cho con người. Những vật liệu này trong nhà có rất nhiều, là hung thủ giết người thầm lặng.

Nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là mọi người cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở, tránh bị ngạt khói gây nguy hiểm.

Hiệu quả hơn nếu nạn nhân có thể sử dụng mặt nạ chống khói. Đặc biệt, khi di chuyển, nên cúi thấp người vì khói luôn luôn bay lên cao, nhằm giảm lượng khói hít vào thấp nhất có thể.

Về nguyên tắc sơ cứu nạn nhân ngạt khói, cần phải phục hồi hơi thở một cách đầy đủ và nhanh nhất. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, đến nơi có không khí trong lành và thoáng. Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân rồi chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu cần thiết. Nặng hơn thì đặt ống thở.

 Cách thoát hiểm khi bạn là nạn nhân của một vụ cháy 第2张

Sơ cứu nạn nhân ngạt khói (Ảnh mang tính minh họa).

Bỏng hô hấp, phải làm sao?

Khi luồng khói xộc thẳng vào mặt có thể khiến nạn nhân ngất xỉu ngay tại chỗ. Nạn nhân của các vụ cháy cũng có nguy cơ bỏng đường hô hấp rất cao. Bởi trong các vụ cháy, nhiệt độ lên quá cao khi hít phải khí nóng sẽ gây tổn thương niêm mạc, đường thở từ mũi, miệng đến phổi.

Tình trạng bỏng hô hấp sẽ khiến người bệnh nhanh chóng bị phù nề. Trong đám cháy, lượng oxy đang thiếu lại càng trở nên thiếu hơn do người bệnh khó thở. Quá trình này kéo dài sẽ khiến người bệnh ngộ độc do thiếu oxy, ngất xỉu. Bỏng hô hấp thường bị tổn thương phổi rất nghiêm trọng, để lại nhiều biến chứng như suy hô hấp. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân bị bít tắc đường thở do đờm dãi, do niêm mạc hoại tử và bong ra rơi vào đường thở dẫn đến tử vong. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân bị viêm phổi, mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, tỷ lệ tử vong 80%.

Tất cả những trường hợp bỏng hô hấp cần được xử trí kịp thời, trước tiên là tách bệnh nhân ra khỏi môi trường nhiệt nóng của đám cháy. Hãy đưa bệnh nhân ra nơi thoáng ký, thở ôxy ngay để thải khí CO và xyanua ra khỏi cơ thể.

Thoát chết rồi, vẫn cần lắng nghe cơ thể

Khi gặp hỏa hoạn, trên người có thể dính cồn, nước sơn, dầu lửa… Cũng như khi trốn chạy, trên người rất có khả năng dính lửa. Lúc bấy giờ nếu ta vì hoảng sợ mà chạy sẽ làm cho lửa càng cháy mạnh, diện tích cháy sẽ lớn hơn. Phương pháp dập lửa đúng đắn là: Cởi bỏ quần áo đang cháy. Nằm lăn xuống đất để dập lửa. Dùng mền, áo choàng chùm vào người để dập lửa. Nhảy vào những nơi chứa nước hoặc bồn tắm, cũng có thể xịt nước từ trên xuống để dập lửa.Lưu ý: Đối với người đã bị bỏng, cách này có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

 Cách thoát hiểm khi bạn là nạn nhân của một vụ cháy 第3张

Cần đến bệnh viện ngay khi có những triệu chứng viêm phổi.

Còn với những nạn nhân đã thoát ra khỏi đám cháy, do chỉ cần hít phải chút khói độc cũng tiềm ẩn nguy cơ viêm phổi, nên không được chủ quan. Đặc biệt khi có biểu hiện ho, khó thở nhẹ, khạc ra đờm màu đen như bồ hóng, nhức đầu, buồn nôn, thở nhanh, mạch nhanh thì phải đến bệnh viện ngay.

 Cách thoát hiểm khi bạn là nạn nhân của một vụ cháy 第4张 Cuộc sống của nữ bác sĩ từng 'thập tử nhất sinh' trong vụ cháy chung cư mini 26/05/2024 Hồng Thu Xem nhiều

Sức khỏe

TPHCM: Tái tạo bàng quang cho bệnh nhân ung thư từ ruột non

Sức khỏe

Dùng nước lạnh hay nước nóng để rửa mặt sẽ sạch và đẹp da?

Sức khỏe

6 mẹo vặt giúp nàng ‘lên đỉnh’trong cuộc yêu

Sức khỏe

Đại thiếu gia 'hiện nguyên hình' Sở Khanh khi nghe người yêu báo cho biết tin này

Sức khỏe

Uống café hàng ngày có thể giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ
Tin liên quan  Cách thoát hiểm khi bạn là nạn nhân của một vụ cháy 第5张

Chuyên gia sơ cấp cứu Úc hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm an toàn khi hỏa hoạn

 Cách thoát hiểm khi bạn là nạn nhân của một vụ cháy 第6张

Kỹ năng thoát hiểm, giữ an toàn tính mạng khi xảy ra cháy

MỚI - NÓNG  Cách thoát hiểm khi bạn là nạn nhân của một vụ cháy 第7张
Xe khách tông xe container trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 1 người chết, 12 người bị thương
Xã hội TPO - Sáng nay, chiếc xe khách Thuận Thảo chạy trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết theo hướng từ Bắc vào Nam, khi đến Km227+800 đoạn qua xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã tông vào đuôi xe container khiến 1 người chết, 12 người bị thương.  Cách thoát hiểm khi bạn là nạn nhân của một vụ cháy 第8张
Sạt lở tại đê tả sông Hồng, hàng trăm mét vuông đất làng gốm cổ ở Hà Nội bị cuốn trôi
Nhịp sống Thủ đô TPO - Do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nước lũ lên, tình trạng mưa nhiều kéo dài, trong một tháng qua xảy ra nhiều vụ sạt lở liên tiếp tại làng gốm cổ xã Kim Lan (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cuốn trôi hàng trăm mét vuông đất.  Cách thoát hiểm khi bạn là nạn nhân của một vụ cháy 第9张
Nữ chuyên viên có quan hệ 'khủng' trong vụ Việt Á bị đề nghị truy tố trong vụ án thứ hai
Pháp luật TPO - Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu Trưởng ban Kế hoạch Marketing, NXB Giáo dục, đã nhận án 30 tháng tù trong vụ Việt Á và giờ đây tiếp tục bị đề nghị truy tố do vi phạm quy định đấu thầu. Bà Thủy từng giúp Cty Việt Á nhiều việc 'khó'; thậm chí tác động ông Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế tới dự sự kiện do nữ chuyên viên này 'set up'.