Theo Cục Đường bộ Việt Nam, hiện nhiều tuyến đường cao tốc do ngân sách đầu tư đã đưa vào khai thác, sử dụng. Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 cho phép thu phí các tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư. Tuy nhiên, hiện các tuyến cao tốc vẫn đang tiếp tục hoàn thiện các hạ tầng. Do đó, việc triển khai thu phí chỉ được thực hiện sau khi các tuyến cao tốc đã hoàn thành xây dựng công trình thiết yếu như trạm dừng nghỉ...
Dự kiến thời gian thu phí sẽ bắt đầu từ tháng 5/2025. Việc kiểm tra giám sát, quản lý nguồn tiền sẽ được giao cho các khu quản lý đường bộ.
Theo Cục Đường bộ Việt Nam, đơn vị đang xây dựng nghị định thu phí và đề án khai thác tài sản theo Nghị định số 44/2024 trình Bộ GTVT phê duyệt.
Theo quy định, hiện có 4 phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông gồm: Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; chuyển nhượng quyền thu phí; cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (O&M); chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác; phương thức khác (nếu có) theo đề án được Chính phủ phê duyệt.
Dự kiến sẽ thu phí trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư từ tháng 5/2025.
Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất phương thức khai thác tài sản hạ tầng đường cao tốc theo Luật Quản lý sử dụng tài sản và thuộc thẩm quyền phê duyệt đề án của Bộ GTVT. Cụ thể là phương thức cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác. Thời gian thực hiện phương thức khai thác khoảng từ 5 - 8 năm (hết 1 chu kỳ khai thác thiết bị).
Cục Đường bộ là cơ quan được giao quản lý tài sản sẽ trực tiếp tổ chức quản lý, bảo trì, thu phí đối với các đoạn cao tốc do nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý, khai thác theo quy định pháp luật.
Việc thu phí được áp dụng theo hình thức thuê dịch vụ, nhà nước sẽ đầu tư hệ thống hạ tầng, thuê đơn vị kết nối vận hành. Hệ thống thu phí tự động không dừng trên cả nước đã được vận hành là điều kiện thuận lợi để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ.
Việc tổ chức thu phí sử dụng đường cao tốc sẽ thông qua trạm thu phí, áp dụng mô hình với "đầu vào ETC đa làn tự do (không có barie), đầu ra ETC đơn làn (có barie)", thông qua việc lựa chọn, đấu thầu đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí.
Theo Cục Đường bộ Việt Nam, đến nay có 12 dự án cao tốc do Nhà nước đầu tư, đại diện chủ sở hữu, đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng đủ điều kiện thu phí. Cụ thể là cao tốc Lào Cai - Kim Thành, Hà Nội - Thái Nguyên, TP.HCM - Trung Lương, Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Hòa Liên, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Về mức phí, trước đó, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất đường cao tốc có bốn làn xe mức phí thấp nhất là 1.300 đồng/km; cao nhất là 5.200 đồng/km. Đường cao tốc có 4 làn xe trở lên mức phí thấp nhất là 1.500 đồng/km; cao nhất là 6.000 đồng/km.
Với phương án mức thu như trên, dự kiến sau khi triển khai thu phí đối với các tuyến cao tốc đang khai thác, số phí thu được có thể đạt 3.210 tỷ đồng mỗi năm. Số thu nộp ngân sách Nhà nước là 2.850 tỷ đồng mỗi năm.
Đường sắt tốc độ cao sẽ đột phá phát triển kinh tế 30/09/2024 Đề xuất giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 29/09/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ Khởi công cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu 29/09/2024Kinh tế
Phó Thủ tướng làm việc với 5 tỉnh, thành miền Trung về vốn đầu tư công
Kinh tế
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước
Kinh tế
Giá vàng nhẫn bật tăng trở lại
Kinh tế
Chi tiết số tiền người dùng phải trả mỗi tháng khi tăng giá điện
Kinh tế
Đăng thảo luận