Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"
Tọa đàm thu hút sự tham gia của hơn 100 văn nghệ sĩ, các nhà chuyên gia về nghiên cứu sân khấu, các nhà báo chuyên viết về văn học nghệ thuật.
Lôi cuốn vì mang bản sắc dân tộc
Theo các nhà chuyên môn, năm 1980, NSND Thanh Tòng (qua đời năm 2016) đã thực hiện nghiên cứu khoa học mang chủ đề "Từ hát bội đến cải lương tuồng cổ" (công trình do Hội Sân khấu TP HCM nghiệm thu) đã vận dụng trình thức vũ đạo của hát bội, với sáng tác âm nhạc mang tiết tấu, giai điệu ngũ cung của Việt Nam, tạo nên diện mạo riêng cho cải lương tuồng cổ Việt. Đó là, không vay mượn âm nhạc nước ngoài mà chắt lọc những tinh hoa để vun đắp cho bộ môn cải lương tuồng cổ Việt có bản sắc của dân tộc.
Một cảnh trong trích đoạn “Gió lộng cờ lau” của nhóm Bầu trời xanh - Nhà hát Trần Hữu Trang biểu diễn tại tọa đàm
Áp dụng, theo những người trong cuộc, gần đây một số đơn vị xã hội hóa đã tổ chức dàn dựng nhiều vở sử Việt như "Khúc tráng ca thành Gia Định" (đạo diễn - NSƯT Hoa Hạ), "Sấm vang dòng Như Nguyệt" (đạo diễn - NSƯT Chí Linh), "Xuân về trên đất Thăng Long" (đạo diễn - NSƯT Bạch Long), "Vương quyền" (đạo diễn - NSƯT Lê Nguyên Đạt), "Truyền thuyết Cổ Loa xưa" (đạo diễn trẻ Dương Khôn)… mang đậm bản sắc của dân tộc tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn khán giả.
Đăng thảo luận