(NLĐO) - Thứ mà con người đã khai thác và mang lại nguồn giá trị khổng lồ ở Tây Úc là dấu vết của một siêu lục địa cổ đại bị tan vỡ.

Theo Live Science, Tây Úc nổi tiếng với các mỏ quặng sắt lớn nhất thế giới và một nghiên cứu mới vừa tìm ra nguồn gốc kinh dị của chúng, liên quan đến siêu lục địa cổ đại Columbia.

Các mỏ này nằm ở nơi hiện là tỉnh Hamersley ở Tây Úc, nằm trên một khối vỏ Trái Đất được gọi là Pilbara Craton.

 Kho báu xanh: Lục địa xé đôi ở Úc, để lại thứ khó ngờ đến 第1张

Lõi quặng sắt xanh thẳm có niên đại 1,3 tỉ năm tuổi từ Hamersley là kho báu mà địa cầu để lại từ sự xé đôi siêu lục địa - Ảnh: ĐẠI HỌC CURTIN

Pilbara Craton là một trong hai mảnh vỏ Trái Đất duy nhất còn nguyên vẹn từ liên đại Thái Cổ (3,8-2,5 tỉ năm trước) và chứa một số loại đá lâu đời nhất trên bề mặt hành tinh.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa thời học Liam Courtney-Davies từ Đại học Colorado ở Boulder (Mỹ) đã sử dụng chính dữ liệu về đá cổ đại và các mỏ quặng sắt để tái hiện lại một giai đoạn khốc liệt bắt đầu từ 1,4 tỉ năm trước.

Như chúng ta đã biết, quá trình kiến tạo mảng của hành tinh khiến các lục địa và đại dương nhiều lần hợp lại rồi tan rã suốt hàng tỉ năm qua.

Tỉnh Hamersley của Úc có hơn 55 tỉ tấn quặng sắt, mà các nhà địa chất trước đây cho rằng hình thành cách đây khoảng 2,2 tỉ năm.

Tuy vậy, theo nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí PNAS, chúng chỉ mới ra đời 1,4-1,1 tỉ năm trước.

  •  Kho báu xanh: Lục địa xé đôi ở Úc, để lại thứ khó ngờ đến 第2张

    Sốc với thời điểm Trái Đất sinh ra lục địa đầu tiênĐỌC NGAY

Thời điểm bắt đầu - 1,4 tỉ năm trước - chính là khi siêu lục địa cổ đại Columbia, còn gọi là Nuna, bị xé đôi.

"Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng các mỏ này hình thành cùng với các sự kiện kiến tạo lớn" - nhà địa chất học Martin Danisik, đồng tác giả từ Đại học Curtin (Úc), cho biết.