TPO - Linga vàng tỉnh Bình Thuận có niên đại khoảng thế kỷ VIII-IX là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo được tìm thấy trong đợt khai quật khảo cổ tại khuôn viên Khu di tích tháp Po Dam.

Sáng 2/10, tại di tích tháp Pô Sah Inư (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng Bình Thuận và khai mạc Lễ hội Katê năm 2024.

 Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第1张

Ông Đoàn Anh Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - tặng hoa chúc mừng cho chức sắc và cộng đồng người Chăm.

Linga vàng được tìm thấy trong đợt khai quật khảo cổ tại khuôn viên Khu di tích tháp Po Dam (thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong). Khu di tích tháp Po Dam được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1996.

Bảo vật quốc gia Linga vàng của tỉnh Bình Thuận có niên đại khoảng thế kỷ VIII-IX là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo, có giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở của vạn vật và muôn loài. Linga vàng được chế tác rất đặc biệt, có trọng lượng 78,36 gram với tỷ lệ vàng ròng chiếm 90,4% và 9,6% còn lại là bạc và đồng.

So với những Linga bằng vàng phát hiện trong di tích Chămpa hay văn hóa Óc Eo, Linga bằng vàng ở khuôn viên khu di tích tháp Pô Dam có kích thước, khối lượng và hàm lượng vàng lớn hơn nhiều lần. Giá trị lớn nhất của Linga vàng nằm ở cấu trúc độc đáo, xuất xứ, niên đại, tính hiếm và nghệ thuật chế tác thủ công.

 Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第2张

Bảo vật quốc gia Linga vàng của tỉnh Bình Thuận.

Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh khẳng định Bảo vật quốc gia Linga vàng có giá trị lớn đối với công tác nghiên cứu và nhận thức các vấn đề về văn hóa lịch sử liên quan đến di tích Po Dam nói riêng và văn hóa Chăm nói chung. Đây là tư liệu khoa học quan trọng không chỉ đối với khảo cổ học, mà còn có giá trị lớn đối với nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, tôn giáo, kỹ thuật luyện kim, nghề kim hoàn… của cộng đồng người Chăm trước đây.

Việc đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đã góp phần làm cho lễ hội Katê (Tết Katê) năm nay thêm phần trang trọng, sôi nổi với niềm hân hoan của cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận. Ngay sau phần khai mạc, lễ hội Katê bước vào nghi thức quan trọng nhất là lễ nghinh rước trang phục Nữ thần Pô Sah Inư.

Theo đó, các chức sắc và đồng bào Chăm huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh và Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) di chuyển về di tích tháp Pô Sah Inư. Sau đó, mọi người tham gia vào nghi lễ cúng cầu an, múa mừng, thỉnh mời thần linh tại tháp chính do chức sắc tôn giáo người Chăm thực hiện.

Lễ hội Katê năm nay diễn ra trong hai ngày 1-2/10. Đây là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà la môn ở Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần và cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng thuận lợi, cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật.

Lễ hội Katê phản ánh sâu sắc những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng người Chăm, có quá trình hình thành, tồn tại từ lâu đời trong lịch sử và được duy trì cho đến ngày nay.

Với ý nghĩa văn hóa lịch sử quan trọng, lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

 Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第3张

Điệu múa truyền thống người Chăm.

 Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第4张

Lễ rước y trang lên tháp Pô Sah Inư.

 Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第5张

Lễ hội Katê phản ánh sâu sắc những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng người Chăm.

 Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第6张

Du khách quốc tế đến tìm hiểu về lễ hội Katê.

 Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第7张

Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

 Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第8张 Dàn Nam vương, Hoa hậu Fitness Model World Vietnam dự lễ hội Katê của người Chăm 27/10/2022  Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第9张 Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận sẽ diễn ra di tích tháp Pô Sah Inư 08/07/2022  Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第10张 Tưng bừng lễ hội Katê và Ramưwan 03/10/2005  Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第11张 Vinh danh 2 bảo vật quốc gia mới của Ninh Thuận 10/09/2024 Duy Quang Xem nhiều

Giải trí

Ai đứng sau MV nhạc Việt dung tục

Câu chuyện văn hóa

Từ vụ Negav: Nổi nhờ game show nhưng cũng chìm ngay vì game show

Văn hóa

Trưng bày hình ảnh quý về ngày tiếp quản Thủ đô

Văn hóa

Lý do phim 'Bà già đi bụi' buộc phải qua đấu thầu

Văn hóa

Từ vụ bê bối chấn động của Diddy: Mặt tối của danh vọng
Tin liên quan  Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第12张

Bình Thuận bảo tồn lễ hội Katê để phát triển du lịch

 Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第13张

Nhiều hoạt động đặc sắc trong lễ hội Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận

 Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第14张

Hàng vạn người tham gia lễ hội Katê 2023 ở Ninh Thuận

MỚI - NÓNG  Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第15张
Anh Đỗ Minh Sang tái đắc cử Chủ tịch Hội LHTN tỉnh An Giang
Giới trẻ TPO - Sáng 4/10, Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh An Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 – 2029 diễn ra phiên trọng thể. Đại hội đã hiệp thương chọn cử 37 anh, chị vào Ủy ban Hội khoá mới, anh Đỗ Minh Sang – Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh An Giang khóa VIII tái đắc cử Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.  Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第16张
Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về công tác cán bộ
Xã hội Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình điều động, bổ nhiệm ông Lưu Văn Hiền, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  Linga vàng tại Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia 第17张
Giá vàng 'diễn biến lạ' giữa căng thẳng Trung Đông
Kinh tế TPO - Giá vàng ổn định trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất lớn khác từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).