Chiều 15/7, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tổ chức hội thảo “Khí gas từ giếng khoan nước sinh hoạt và định hướng nghiên cứu thăm dò, khai thác khí nông tại Sóc Trăng”
Hiện tượng khí từ giếng khoan châm lửa cháy được phát hiện tại xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng vào tháng 5/2024.
Trước sự việc trên, lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo sở ngành của tỉnh đến khảo sát trực tiếp; mời các chuyên gia nghiên cứu nhằm giải thích hiện tượng và định hướng nghiên cứu thăm dò, khai thác khí nông tại tỉnh Sóc Trăng.
Ông Nguyễn Thành Duy - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại hội thảo.
Ông Nguyễn Thành Duy - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng cho biết, hội thảo nhằm đánh giá đúng thực trạng về khí gas từ giếng khoan, định hướng nghiên cứu thăm dò, khai thác. Cùng với đó, đánh giá cấu trúc địa chất, tương biến động nước ngầm và nước mặt khu vực ven biển thị xã Vĩnh Châu để đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Người dân đến xem giếng nước sôi, châm lửa bốc cháy
PGS.TS. Trần Văn Xuân - Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) cho biết, phân tích mẫu khí từ giếng khoan nước ở xã Thuận Hưng cho kết quả, khí này có nguồn gốc phân hủy từ vật liệu hữu cơ; hàm lượng CH4 cao (có thể là khí biogas hoặc khí trong mỏ dầu), có tiềm năng khai thác sử dụng làm nhiên liệu.
Ngoài ra, khí bốc lên có hàm lượng CO2 và H2S thấp, do cách xa khu dân cư nên mức tác động thấp đến sinh hoạt của cư dân, môi trường sinh thái.
PGS Xuân đề xuất, cần có đề án đánh giá tổng thể về hình thái cấu trúc, phạm vi phân bố khí một cách khoa học, tiềm năng khai thác và ứng dụng. Nguồn khí này khả năng đem đến nhiều lợi ích cho địa phương về kinh tế.
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đề xuất, thời gian tới, các nhà khoa học tiếp tục đánh giá sát hơn về trữ lượng nguồn khí, đề xuất nghiên cứu sâu hơn về khí nông tại Sóc Trăng.
Trước đó, Tiền Phong đã đưa tin, tại xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), rất đông người đổ tới cánh đồng lúa nằm cách khu dân cư khoảng 100m để xem hố nước tự sôi, châm lửa liền bốc cháy. Ông Lý Thol, chủ khu ruộng cho biết, năm 2002, gia đình ông khoan giếng lấy nước đã phát hiện có khí bốc lên, đốt cháy, nên gia đình lắp ống dùng đun bếp. Năm 2006, gia đình ông dời nhà, giếng được lấp để làm ruộng cấy lúa tới nay. Gần đây có người phát hiện có khí đốt cháy tại khu ruộng, nước sủi bọt, nên nhiều người dùng mạng xã hội đã đến quay và phát tán, thu hút nhiều người tò mò đến xem. Xem nhiềuThế giới
‘Nhóc’ hà mã lùn Thái Lan bỗng dưng nổi tiếng khắp cõi mạng
Xã hội
Kon Tum tiếp nhận một cá thể trăn đất quý hiếm được người dân giao nộp
Khoa học
Người Scandinavia đã sử dụng thuyền làm bằng da động vật cách đây 5.000 năm?
Khoa học
'Siêu vi khuẩn' sẽ giết chết hàng chục triệu người vào năm 2050
Khoa học
Đăng thảo luận