Sản phẩm OCOP vẫn khó tiếp cận hệ thống phân phối 第1张 Khách tham quan mua sắm tại hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Mặc dù đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) khẳng định chất lượng tại thị trường trong nước và quốc tế nhưng thực tế dòng sản phẩm này vẫn chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng.

Vì vậy, sản phẩm OCOP của doanh nghiệp, hợp tác xã, nhất là cơ sở quy mô nhỏ lẻ vẫn khó khăn trong việc tiếp cận kênh phân phối khiến sức cạnh tranh giảm sút.

Đây là điểm nghẽn mà nhiều ý kiến cho rằng cần “nâng chất” cũng như đa dạng mẫu mã để thu hút người tiêu dùng và xích gần khoảng cách với hệ thống siêu thị trong thời gian tới.

Đánh giá từ các chuyên gia, Chương trình OCOP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 với 3 mục tiêu gồm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Bước đầu, các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của địa phương, vùng miền đã được kết nối vào hệ thống các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn cả nước, đã được đưa vào tất cả các hệ thống phân phối lớn trên địa bàn cả nước.

Tuy vậy, để mở rộng hơn thị phần tại kênh phân phối bán lẻ vẫn là thách thức lớn với sản phẩm OCOP, thậm chí nhiều sản phẩm xuất khẩu nhưng vẫn khó vào siêu thị.

Thống kê cho thấy, đến nay cả nước đã có hơn 13.000 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên; trong đó, gần 74% đạt 3 sao, gần 25% đạt 4 sao và 42 sản phẩm đạt 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao.

Chương trình OCOP đã thu hút hơn 7.400 chủ thể tham gia, bao gồm hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và tổ hợp tác.

Dù dấu ấn OCOP đã tương đối rõ nhưng việc tiêu thụ các sản phẩm này vẫn còn những khó khăn nhất định bởi sản phẩm chế biến còn ít, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ dẫn tới sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế.

Hơn nữa, bên cạnh yếu tố về quy mô, năng lực quản trị của các chủ thể tham gia Chương trình OCOP yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, sự hiểu biết của một số cán bộ cơ sở và chủ thể sản xuất về quản lý chất lượng sản phẩm còn hạn chế, một số sản phẩm chủ lực gặp khó khăn về vốn và công nghệ chế biến, bảo quản. Ngoài ra, khâu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP chưa được như mong muốn.