TPO - Để tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có thể khởi công vào năm 2027 và hoàn thành vào năm 2035, cùng với việc đề xuất thông qua chủ trương đầu tư, đề án dự kiến sẽ đề xuất Quốc hội cho phép thực hiện một số chính sách đặc thù.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang gấp rút hoàn thiện dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để kịp trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

Theo thông tin của PV Tiền Phong, cơ quan soạn thảo đề án đề xuất nhiều chính sách đặc thù trong quá trình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao.

Với nhu cầu sử dụng khoảng 10.800 ha đất, để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đề án kiến nghị cho phép chỉ định thầu đối với gói thầu (tư vấn, phí tư vấn, xây lắp) thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng.

Đề án đề xuất chính sách rút ngắn thời gian lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị quanh nhà ga, tăng cường phân cấp cho các địa phương tham gia vào quá trình thực hiện dự án.

Đặc biệt, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển công nghiệp đường sắt, đề án đề xuất tạo cơ chế đặc thù cho phép chủ đầu tư các dự án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị được yêu cầu tổng thầu, nhà thầu chuyển giao công nghệ; chủ đầu tư được đặt hàng các doanh nghiệp trong nước cung cấp phương tiện, thiết bị có thể sản xuất trong nước. Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục phương tiện, thiết bị được đặt hàng và các doanh nghiệp được đặt hàng, giao nhiệm vụ.

 Đề xuất chính sách đặc thù xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 第1张

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cần cơ chế đặc thù để triển khai. Ảnh minh họa.

Trong hồ sơ mời thầu gói thầu EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng) được bổ sung tiêu chí, nguyên tắc ràng buộc nhà thầu nước ngoài về tỷ lệ sử dụng hàng hóa và dịch vụ trong nước, việc liên doanh, liên kết và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước.

Hợp đồng EPC kèm theo điều kiện cam kết sử dụng một tỷ lệ nhất định hàng hóa, dịch vụ trong nước, ưu tiên các nhà thầu có khả năng thu xếp nguồn vốn vay đầu tư hạ tầng với chi phí vốn phù hợp (kèm theo cam kết của Chính phủ cho vay).

Phần phương tiện có điều kiện ràng buộc về chuyển giao công nghệ, đào tạo vận hành, bảo trì trong 5 năm, liên danh với các doanh trong nước lắp ráp khoảng 30 - 40% số lượng toa xe cung cấp, đồng thời bổ sung các sản phẩm, vật tư, thiết bị thuộc công nghiệp đường sắt cần ưu tiên vào danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm trong chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam làm cơ sở được hưởng các chính sách ưu đãi.

Theo Bộ GTVT, mục tiêu hướng đến hình thành tổ hợp các doanh nghiệp trong nước để tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển, làm chủ công tác vận hành, bảo trì, từng bước sản xuất các linh kiện, thiết bị thay thế, hệ thống thông tin, tín hiệu, lắp ráp và đóng mới toa xe.

Dự kiến, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) sẽ là đơn vị tiếp nhận quản lý, vận hành và khai thác kết cấu hạ tầng toàn tuyến; được giao toàn bộ phương tiện, thiết bị để khai thác và chịu trách nhiệm trả nợ chi phí đầu tư. VNR sẽ hình thành 2 doanh nghiệp: Một doanh nghiệp quản lý, kinh doanh và một doanh nghiệp tiếp nhận phương tiện đầu tư từ dự án để kinh doanh vận tải.

Theo tính toán của đơn vị tư vấn, sau khi đưa vào khai thác toàn tuyến 3 năm, doanh thu từ vận tải có thể cân đối cho chi phí vận hành, bảo dưỡng phương tiện, bảo trì kết cấu hạ tầng và trả phí hạ tầng cho nhà nước.

Năm 2036 doanh thu ước tính từ tuyến đường sắt tốc độ cao đạt khoảng 1,79 tỷ USD; chi phí vận hành khai thác, bảo trì khoảng 0,77 tỷ USD (trong đó vận hành, bảo dưỡng phương tiện 0,5 tỷ USD; bảo trì 0,27 tỷ USD; dự kiến trả phí thuê hạ tầng là 0,14 tỷ USD).

 Đề xuất chính sách đặc thù xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 第2张 'Nóng' đường sắt tốc độ cao; thị trường vàng có 'hiện tượng lạ' 06/10/2024  Đề xuất chính sách đặc thù xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 第3张 Cần cơ chế đặc biệt để huy động nguồn lực làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 05/10/2024  Đề xuất chính sách đặc thù xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 第4张 Thủ tướng: Dự án đường sắt tốc độ cao có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển 05/10/2024 Dương Hưng Xem nhiều

Kinh tế

Giá vàng thế giới bứt tốc tăng cao kỷ lục

Kinh tế

Giá vàng nhẫn tăng cao nhất lịch sử

Kinh tế

Thương lái Trung Quốc 'quay xe', giá cau ở Quảng Ngãi lao dốc

Kinh tế

Đề xuất nghỉ 4 ngày Quốc khánh năm 2025, dịp 30/4 nghỉ 5 ngày

Kinh tế

Thủ tướng duyệt mở rộng công viên phần mềm gần 1.000 tỷ ở Đà Nẵng
Tin liên quan  Đề xuất chính sách đặc thù xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 第5张

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sử dụng hơn 10.800 ha đất

 Đề xuất chính sách đặc thù xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 第6张

Đường sắt tốc độ cao 350km/h chạy trên ray: Việt Nam đủ khả năng thi công, vận hành

 Đề xuất chính sách đặc thù xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 第7张

Thường trực Chính phủ: Tránh tình trạng đội vốn khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

MỚI - NÓNG  Đề xuất chính sách đặc thù xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 第8张
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông: Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực
Thế giới TPO - Ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) với chủ đề “Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực”.  Đề xuất chính sách đặc thù xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 第9张
Bộ Công Thương nói về việc khởi động lại dự án điện hạt nhân
Kinh tế TPO - Tại họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương ngày 23/11, đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngay sau chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn. Về công nghệ sẽ lựa chọn công nghệ thế hệ mới đã được áp dụng thực tiễn.  Đề xuất chính sách đặc thù xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 第10张
Chỉ đạo mới nhất của Bộ Văn hóa về vụ cháy chùa thiệt hại 25 tỷ đồng ở Phú Thọ
Văn hóa TPO - Sau khi nắm bắt được thông tin về vụ cháy chùa Phổ Quang, đại diện Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị khẩn trương kiểm tra thực tế, đánh giá mức độ thiệt hại và đề xuất phương án xử lý, khắc phục tại di tích.