YênBái - Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam chính là dịp để đồng bào các dân tộc được gặp gỡ giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thắt chặt hơn tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em và xây dựng, phát triển đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về "Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc", cùng với các tỉnh, thành trong cả nước, nhằm bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của hơn 30 dân tộc anh em đang chung sống trên địa bàn, tỉnh Yên Bái xác định rõ nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế - xã hội và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để văn hóa thực sự là nền tảng vững chắc, xây dựng tỉnh ngày càng phát triển toàn diện theo hướng: "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Theo đó, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về văn hóa như tập trung vào công tác bảo tồn và phát huy các di tích, văn hóa trọng điểm; tu bổ, tôn tạo các di tích văn hóa đang xuống cấp; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch... Đặc biệt, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1668 lấy ngày 19/4 hàng năm làm "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh càng được quan tâm, chú trọng.
Cụ thể, Nghị quyết số 28 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 xác định, bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch được coi là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển du lịch.
Thực hiện nghị quyết này, những năm qua, đặc biệt là năm 2023, tỉnh Yên Bái đã đón và phục vụ trên 2 triệu lượt khách (vượt 39,2% so với kế hoạch; tăng 31,4% so với cùng kỳ). Trong đó, khách quốc tế đạt 151 ngàn lượt, tăng 5 lần so với cùng kỳ; doanh thu đạt trên 1.7 tỷ đồng, vượt 27,4% kế hoạch và tăng 56,4% so với cùng kỳ năm trước.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX cũng đã đề ra mục tiêu phát huy bản sắc văn hóa gắn với xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, tạo sức mạnh nội sinh cho sự nghiệp đổi mới và phát triển. Thực hiện mục tiêu này, với sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đến nay, toàn tỉnh có 132 di tích được xếp hạng các cấp trong đó 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt; 12 di tích cấp quốc gia, 119 di tích cấp tỉnh; 5 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trong đó, Nghệ thuật Xòe Thái đã được đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đặc biệt, tỉnh đã và đang tiếp tục khôi phục một số lễ hội và ngành nghề thủ công truyền thống; sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Khơ Mú; Xa Phó; Cao Lan; phục dựng, bảo tồn các lễ hội dân gian truyền thống, các phong tục tập quán phong phú như: đám cưới người Dao quần trắng; lễ cưới truyền thống dân tộc Mông; lễ Mừng cơm mới của dân tộc Xa Phó; Tết Xíp xí của dân tộc Thái đen; lễ Cấp sắc của dân tộc Dao; lễ hội Hạn khuống của dân tộc Thái…
Đồng thời, tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc giữ gìn trang phục, kiến trúc, nhạc cụ, dân ca, dân vũ, lễ hội của dân tộc mình và mở các lớp truyền dạy nghề, dạy chữ viết cổ của các dân tộc do các nghệ nhân thực hiện. Qua đó, góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số gắn với các hoạt động giao lưu văn hóa, phát triển du lịch tại địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, quảng bá bản sắc văn hóa của đất và người Yên Bái tới bạn bè trong nước và quốc tế.
Kết quả này chẳng những khẳng định sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân trong việc bảo bảo tồn, phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc mà còn đặt ra trách nhiệm cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với việc tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong xã hội hiện đại hôm nay.
Trách nhiệm đó hoàn toàn đúng như khẳng định của Công ước UNESCO năm 2003: "Những di sản văn hóa phải được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo và hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục".
Đó cũng là thông điệp mà Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm nay muốn lan tỏa tới cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và hơn 30 dân tộc anh em đang chung sống trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói riêng để văn hóa mãi trường tồn cùng dân tộc và thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, là động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Thanh Hương
Tags Bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Đăng thảo luận
2024-11-06 11:24:42 · 来自171.9.120.200回复
2024-11-06 11:34:36 · 来自139.207.26.77回复
2024-11-06 11:44:45 · 来自139.212.87.122回复
2024-11-06 11:54:35 · 来自121.77.74.195回复
2024-11-06 12:04:34 · 来自61.234.103.159回复
2024-11-06 12:14:35 · 来自222.94.6.105回复
2024-11-06 12:24:25 · 来自61.237.108.89回复
2024-11-06 12:34:22 · 来自121.77.67.95回复