TRUNG QUỐC - Từng được tuyển thẳng học thạc sĩ khi chưa tốt nghiệp, sau 30 năm, GS Bào Triết Nam trở thành nhà khoa học hàng đầu thế giới với hơn 100 bằng sáng chế ứng dụng cao.
GS Bào Triết Nam (SN 1970) xuất thân trong một gia đình trí thức ở Nam Kinh (Trung Quốc). Bố là GS Vật lý nổi tiếng Bào Hy Mậu, mẹ là PGS Hoá học Trần Tuệ Lan. Sinh ra và lớn lên trong gia đình học thuật, từ nhỏ Triết Nam đã thể hiện tố chất "con nhà nòi".
Lên cấp 2, Triết Nam có thể chuẩn bị đầy đủ thí nghiệm giảng dạy giúp bố mẹ và thành thạo nhiều kỹ năng của sinh viên. Nhận thấy tài năng của con gái, gia đình luôn thúc đẩy Triết Nam khám phá thế giới khoa học đầy màu sắc.
Năm 1987, tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, Triết Nam đỗ khoa Hóa học của Đại học Nam Kinh. Trong đó, điểm thi môn Vật lý của Triết Nam đứng đầu tỉnh. Lúc đó, Đại học Nam Kinh là cơ sở đào tạo tốt nhất cả nước, niềm mơ ước của nhiều sinh viên, nơi tập trung các học giả nổi tiếng trong và ngoài nước.
Vào Đại học Nam Kinh, Triết Nam như "cá gặp nước", các kỹ năng và kinh nghiệm trau dồi từ trước được phát huy trong quá trình học tập.
Hàng ngày, Triết Nam dành nhiều thời gian ở thư viện và phòng thí nghiệm. Với tài năng vượt trội và sự chăm chỉ, thành tích học tập của Triết Nam luôn nằm trong top đầu được thầy cô đánh giá cao.
Chưa tốt nghiệp, GS Bào Triết Nam từng được Đại học Chicago (Mỹ) tuyển thẳng học thạc sĩ tuổi 20.Mùa hè năm 1990, Triết Nam theo mẹ đến Đại học Chicago (Mỹ) làm việc. Tại đây, Triết Nam nhanh chóng thể hiện tài năng và lọt vào mắt xanh của GS Vu Lỗ Bình - nhà hóa học polymer người Trung Quốc công tác ở trường lúc bấy giờ.
Lúc này, GS Bình chủ động đề xuất với Đại học Chicago tuyển thẳng Triết Nam học thạc sĩ. Dù là sinh viên năm thứ 3 nhưng Triết Nam được GS Bình đánh giá là có khả năng nghiên cứu tương đương nghiên cứu sinh, thậm chí cao hơn. Ông cho rằng, Triết Nam hoàn toàn đủ điều kiện tuyển thẳng học thạc sĩ ở tuổi 20.
Dưới sự hướng dẫn của GS Bình, khả năng nghiên cứu của Triết Nam phát huy tối đa. Năm 1992, Triết Nam nhận bằng thạc sĩ. Luận văn tốt nghiệp của Triết Nam được hội đồng đánh giá đạt cấp độ luận án tiến sĩ. Sau đó, Triết Nam học lên tiến sĩ và nhận bằng năm 1995.
Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, với mong muốn nghiên cứu sâu, Triết Nam quyết định đầu quân về phòng nghiên cứu của Bell Labs (thuộc Lucent Technologies, nay là Nokia Bell Labs). Hòa mình trong môi trường nghiên cứu tiên tiến, Triết Nam được tiếp xúc với nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới.
Cơ hội làm việc với các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực là nền tảng giúp Triết Nam hình thành tư duy sáng tạo đưa ra công trình nghiên cứu ứng dụng cao. Thời gian làm việc tại Bell Labs dạy cho Triết Nam tư duy dẫn đầu.
6 năm làm việc tại đây, Triết Nam thực hiện loạt đột phá quan trọng trong thiết kế, tổng hợp, đặc tính hóa và ứng dụng Vật liệu mới. Do đó, ở tuổi 31, Triết Nam được trao danh hiệu Nhà nghiên cứu xuất sắc nhất. Vinh dự này là sự công nhận đối với những thành tựu nghiên cứu của Triết Nam. Cũng là dấu mốc Triết Nam trở thành nhà nghiên cứu Vật liệu polymer hàng đầu thế giới.
Năm 2001, Triết Nam được bổ nhiệm vị trí trưởng nhóm nghiên cứu tại Bell Labs. Dưới sự hướng dẫn của Triết Nam, nhóm nghiên cứu đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực: Điện tử linh hoạt, Vật liệu sinh học và Lưu trữ năng lượng với khả năng ứng dụng cao.
Sau gần 30 cống hiến, hiện GS Bào Triết Nam là một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới.Năm 2004, Tiến sĩ Triết Nam gia nhập Đại học Stanford (Mỹ) với vai trò là GS khoa Hóa học, Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu. Đến năm 2017, GS được bổ nhiệm làm viện trưởng Viện Kỹ thuật Hóa học kiêm Trưởng khoa Sáng kiến Thiết bị đeo điện tử (eWEAR) tại Stanford. GS Triết Nam trở thành người phụ nữ châu Á đầu tiên đảm nhận chức vụ viện trưởng từ khi trường thành lập.
Ngoài giảng dạy, GS Triết Nam vẫn tập trung nghiên cứu. "Tôi luôn tìm thử thách mới để giải quyết. Quá trình đó giúp tôi nhận ra nhu cầu nghiên cứu cánh tay robot nhân tạo có thể cử động linh hoạt giống con người. Đặc biệt là khả năng ứng dụng thiết bị điện tử uốn dẻo để sản xuất ra nó". Tư tưởng khoa học tiến bộ thôi thúc GS Triết Nam bắt tay nghiên cứu các loại hình thiết bị điện tử lấy cảm hứng từ da người.
Năm 2021, GS Triết Nam nhận Giải Nhà khoa học nữ xuất sắc với đề tài Thiết bị điện tử lấy cảm hứng từ da và ứng dụng trong lĩnh vực Y tế, Năng lượng. Nghiên cứu đặt nền móng cho việc phát triển da điện tử nhân tạo. Thành công này giúp GS Triết Nam được thế giới công nhận là nhà khoa học của thời đại với tư tưởng tiến bộ, dẫn đầu cuộc cách mạng đổi mới thiết bị y tế tương lai.
GS Triết Nam còn phát minh thẻ mềm không dây tích hợp cảm biến màn hình và thiết bị thông minh cấy vào cơ thể người, gồm máy đo áp suất nội sọ, máy đo lưu lượng máu và máy theo dõi chuyển động cơ thể. GS Triết Nam cũng là nhà đồng sáng lập 2 công ty C3 Nano và PyrAmes ở Thung lũng Silicon (Mỹ), nhằm ứng dụng những công trình nghiên cứu đột phá đi vào sản xuất sản phẩm.
Gần 30 năm cống hiến cho khoa học thế giới, GS Triết Nam từng nhận một số giải thưởng danh giá sau: Giải L’Oreal UNESCO (2017), Huy chương Wilohelm Exner do Bộ trưởng Bộ Khoa học Áo tặng (2018), Huy chương ACS Gibb (2020), Giải Nhà khoa học đổi mới (2020), Giải Alpha Chi Sigma của Viện Kỹ sư Hóa học Mỹ (2021) và Giải Hóa học Vật liệu của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS, 2022)...
Giáo sư từng đoạt giải Nobel Vật lý ở tuổi 31 qua đờiTRUNG QUỐC - Sau thời gian chống chọi với bệnh tật, Giáo sư Lý Chính Đạo - nhà Vật lý nổi tiếng thế giới, đã qua đời ở tuổi 98. Ông là người trẻ thứ ba trên thế giới đoạt giải Nobel Vật lý.
Đăng thảo luận