Đằng sau thành công của công ty An Mi Tools - một trong những doanh nghiệp chế tạo dụng cụ cơ khí hàng đầu Việt Nam là trăn trở “mang sản phẩm Việt ra nước ngoài” của CEO trẻ Nguyễn Hồng Phong
Thành lập từ năm 2009, trải qua nhiều khó khăn, công ty TNHH Dụng cụ An Mi (An Mi Tools) đã có một vị trí vững chắc trên thị trường. Tính đến thời điểm hiện tại, An Mi Tools đang là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chế tạo dụng cụ cơ khí.
CEO Nguyễn Hồng PhongVới 4 lĩnh vực trọng tâm là tự động hóa và chế tạo máy, chế tạo dụng cụ cắt, dịch vụ phủ PVD, chế tạo chi tiết cơ khí với độ chính xác cao, An Mi Tools đã chinh phục được những khách hàng khó tính, không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác. Các đối tác và khách hàng của doanh nghiệp có thể kể đến như Samsung, Honda, Toyota hay cả các doanh nghiệp ở Đức.
Doanh thu của công ty TNHH Dụng cụ An Mi đạt 235 tỷ đồng trong năm 2022Bất chấp những khó khăn do dịch Covid-19, doanh thu của An Mi Tools vào năm 2021 là 220 tỷ đồng và năm 2022 là 235 tỷ đồng. Trong năm 2023, doanh nghiệp đặt mục tiêu thu về 260 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận của quý I đã cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Theo CEO Nguyễn Hồng Phong, An Mi Tools đang hướng tới mục tiêu doanh thu đạt 800 – 1.000 tỷ đồng vào năm 2025 và 2.000 tỷ đồng vào năm 2030.
Bước ngoặt từ lời khuyên của người cha
CEO Nguyễn Hồng Phong chia sẻ An Mi Tools là ước mơ và tâm huyết cả đời của anh. Để có được một An Mi Tools vững chắc như ngày hôm nay, anh CEO trẻ tuổi này đã phải trải qua vô vàn những khó khăn, ngả rẽ trong suốt những năm qua.
Ngay từ khi còn nhỏ, hình ảnh người cha làm cơ khí – một công việc nặng nhọc, quần áo lúc nào cũng dính dầu bẩn đã hằn sâu vào tâm trí của cậu bé Nguyễn Hồng Phong. Chưa kể, thời đó, ngành nghề cơ khí không được xã hội đánh giá cao nên Nguyễn Hồng Phong chưa từng nghĩ đến ngày nối nghiệp cha.
CEO Nguyễn Hồng Phong chưa từng nghĩ mình sẽ theo nghề cơ khíVào năm thi đại học, Nguyễn Hồng Phong đối mặt với bước ngoặt đầu tiên trong đời – chọn ngành học. Vốn ban đầu anh định thi vào ngành công nghệ thông tin, ngành “hot” lúc bấy giờ. Tuy nhiên, câu nói của người cha làm cơ khí đã khiến Nguyễn Hồng Phong thay đổi quyết định của mình. “Cha tôi từng bảo cơ khí là ngành xương sống của xã hội. Cơ khí phát triển thì đất nước sẽ phát triển”. Và thế là Nguyễn Hồng Phong chọn học khoa cơ khí chế tạo máy của trường Đại học Bách Khoa.
Thế nhưng sau 4 năm học, niềm yêu thích với cơ khí của chàng trai năm đó mới chỉ được nhen nhóm và chưa đủ lớn để làm nghề, theo nghề. Sau khi ra trường, anh chọn làm ở một công ty thương mại kinh doanh nhập khẩu và nhanh chóng gặt hái được những thành tựu đầu tiên. Chỉ sau 2 năm đi làm, từ một nhân viên kinh doanh học trái ngành, Nguyễn Hồng Phong đã lên chức trưởng phòng với mức thu nhập dư giả. “So với các bạn đồng trang lứa, tôi thành công sớm hơn. Sau hai năm đi làm tôi đã mua được ô tô và tài chính lúc đó không phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của tôi”, Nguyễn Hồng Phong tiết lộ.
Những tưởng Nguyễn Hồng Phong sẽ tiếp tục là một trưởng phòng kinh doanh thành đạt. Nhưng không, một lần nữa những trăn trở về ngành nghề cơ khí lại trở về trong Nguyễn Hồng Phong. Khi nhìn những công cụ, dụng cụ cắt được chế tạo bởi các doanh nghiệp nước ngoài, anh luôn tự hỏi “Tại sao Việt Nam lại không thể tự chế tạo ra những công cụ này khi con người và trí tuệ Việt Nam không hề thua kém?”
Nguyễn Hồng Phong từng bị nhiều người ngăn cản khi muốn thành lập công ty riêngĐiều này thôi thúc Nguyễn Hồng Phong đi đến quyết định táo bạo – thành lập một công ty chuyên sản xuất, chế tạo dụng cụ cơ khí. Anh chấp nhận đánh đổi một sự nghiệp đang trên đà thăng tiến để bắt đầu một “ván cờ” mới đầy rủi ro.
“Chế tạo dụng cụ cơ khí không phải dễ dàng đâu”
Nguyễn Hồng Phong còn nhớ như in những lời khuyên ngăn từ phía bạn bè, người quen thậm chí là các đối tác làm ăn khi biết anh mở công ty chế tạo dụng cụ cơ khí. “Lúc đấy còn trẻ, nhiều hoài bão và đam mê nên dù tự ý thức được độ khó, tôi vẫn hừng hực khí thế”, anh Phong nhớ lại.
Tất cả vốn liếng ban đầu của anh Phong khi thành lập An Mi Tools chỉ vọn vẹn 145 triệu đồng tiền tích góp và một chiếc Kia Morning đã cũ. “Chúng tôi bắt đầu mọi thứ từ con số 0 tròn trĩnh nhưng có vợ là kế toán luôn động viên, đồng hành cùng tôi trong những ngày đầu khởi nghiệp”.
Nhà xưởng đầu tiên của An Mi Tools được đặt ở tầng 3 nhà riêng tại Khương Hạ, Ngã Tư Sở, Hà Nội. “Phòng rất nhỏ, chỉ khoảng 10 – 12m2. Máy móc thì mới chỉ có một cái. Cái gì cũng thiếu, có mỗi đam mê và khí thế là thừa”, CEO của An Mi Tools cười.
Nguyễn Hồng Phong từng không có lấy 1 ngày nghỉ khi công ty mới đi vào hoạt độngNhững ngày đầu khởi nghiệp, anh Phong không có lấy một ngày nghỉ. Anh tìm tòi từ công nghệ, nguyên vật liệu, máy móc cũng như tham gia quy trình chế tạo để tìm ra cách làm tối ưu nhất. “Ban ngày tôi đi gặp gỡ, tư vấn với khách hàng, kèm cặp anh em. Tối đến tôi thức đến 2, 3h sáng để nghiên cứu, tìm tòi thêm. Ngày nghỉ cũng như ngày thường, không có lúc nào ngơi tay ngơi chân”.
Sau mấy tháng thành lập, An Mi Tools chỉ nhận được số lượng đơn nhỏ vì chưa có tên tuổi, chỗ đứng trong ngành. Chưa kể, việc thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh hay không có tiền để đầu tư máy móc có độ chính xác cao cũng khiến anh Phong và An Mi Tools vấn phải nhiều khó khăn. Có đợt, số tiền vay nợ lên tới 105 tỷ đồng.
Các sản phẩm của An Mi Tools dần chinh phục được những khách hàng khó tínhTích lũy kinh nghiệm từ những lần sửa chữa, phục hồi dụng cụ cho khách hàng, anh Phong và các anh em trong An Mi Tools đã có thể tự tay tạo ra những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng cao. Quy mô nhà máy cũng được mở rộng thêm đáng kể.
5, 7 năm gần đây, An Mi Tools đã có những bước đi đột phá với số lượng đơn đặt hàng lớn đến từ khách hàng trong và ngoài nước. Các sản phẩm cơ khí của An Mi Tools được đánh giá cao và thuyết phục thành công những khách hàng khó tính nhất. An Mi Tools từng hợp tác với nhóm khách hàng Hàn Quốc về lĩnh vực hàng không với những quy định cực kì khắt khe. Danh sách những khách hàng của An Mi Tools cứ thế dài thêm, từ nhóm khách hàng ô tô, xe máy đến hàng không, di động, thiết bị công nghệ.
Mong muốn mang sản phẩm Việt ra toàn thế giới
Đã có không ít lần An Mi Tools bị khách hàng từ chối vì họ “không dám đặt niềm tin vào một doanh nghiệp Việt Nam”. Những lúc đó, Nguyễn Hồng Phong chỉ biết nỗ lực hết mình để tạo dựng uy tín và chứng minh được rằng “doanh nghiệp Việt có thể làm được những thứ mà các doanh nghiệp nước ngoài làm”. Và anh đã làm được điều đó.
An Mi Tools đang tham vọng mở rộng thị trườngMới đây, An Mi Tools đã kí kết thành công với đối tác Đức và đang thăm dò thị trường Nga. Những thành tựu mà anh Nguyễn Hồng Phong và An Mi Tools có được ngày hôm nay đã phần nào chứng minh được sự phát triển của các doanh nghiệp Việt. “Mục tiêu cho chặng đường sắp tới của An Mi Tools chính là khát vọng ghi danh nền công nghiệp Việt Nam trên bản đồ công nghiệp thế giới. Chúng tôi đã và đang nỗ lực vì mục tiêu này và tự tin sẽ sớm đưa sản phẩm cơ khí Việt Nam ra toàn thế giới trong tương lai gần nhất”, CEO Nguyễn Hồng Phong khẳng định.
Mai Lý
Đăng thảo luận