Một trong những nhiệm vụ trong tâm hằng năm được tỉnh Long An xác định đó là thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục
Tại tỉnh có nhiều khu cụm công nghiệp, trong đó tập trung nhiều ở các địa phương giáp TP Hồ Chí Minh như Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa, Thủ Thừa, thành phố Tân An. Vì vậy, tỉnh Long An luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của Long An là thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, nhất là các địa phương có nhiều khu cụm công nghiệp.
Ảnh minh hoạChú trọng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tỉnh hiện có 13 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang hoạt động (4 trường Cao đẳng, 4 trường Trung cấp, 3 Trung tâm và 2 đơn vị giáo dục nghề nghiệp). So với năm 2014, số giáo viên, giảng viên và quản lý trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện có 758 người, tăng 302 người.
Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh không ngừng được đổi mới và nâng cao; qua đó đóng góp quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, trí tuệ cho thế hệ trẻ, giúp phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đóng góp chung vào phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đưa Long An từng bước vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước.
Từ năm 2014 đến nay, tỉnh triển khai 266 chương trình đào tạo nghề, nhờ đó, hơn 90% học sinh sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp. Để cải thiện cơ sở vật chất đào tạo nghề, tỉnh đầu tư hơn 271 tỉ đồng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Bên cạnh đó, Long An còn chú trọng thực hiện các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như đề án Đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đào tạo gắn kết với doanh nghiệp,... để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), từ năm 2020 đến nay, tỉnh có khoảng 1.600 NLĐ đi làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan và các nước khác. Ở nước ngoài, NLĐ được doanh nghiệp đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực làm việc; có cơ hội tiếp cận môi trường làm việc chuyên nghiệp, các công nghệ tiên tiến. Qua đó, vừa nâng cao tay nghề, chuyên môn, vừa rèn luyện tác phong, kỷ luật làm việc.
Những lợi ích này giúp chuẩn bị hành trang “chất lượng cao” cho NLĐ sau khi kết thúc hợp đồng trở về nước. Sau đó, họ có thể dễ dàng tham gia vào thị trường việc làm của tỉnh, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Đây là điều kiện để thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.
Nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
Thời gian qua, tỉnh có những chính sách để thu hút đội ngũ giáo viên vào công tác trong ngành giáo dục và đào tạo.
Năm ngoái, Hội đồng nhân dân tỉnh Long An đã ban hành Nghị quyết số 30/2023/NQ-HĐND quy định chế độ hỗ trợ cho người được tuyển dụng vào làm giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh, với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/người.
Để thu hút nguồn sinh viên giỏi về công tác tại các trường chất lượng cao, trường chuyên trên địa bàn, tỉnh Long An thực hiện chế độ hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực đối với viên chức có trình độ thạc sĩ với mức 120 triệu đồng.
Bên cạnh các chính sách về tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực, những năm gần đây Sở Giáo dục và Đào tạo còn phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch đặt hàng đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện.
Từ 2021 đến nay đã đặt hàng đào tạo 868 sinh viên sư phạm. Trong đó, mầm non 271 sinh viên, tiểu học 189 sinh viên, THCS và THPT 408 sinh viên. Đây là nguồn giáo viên tuyển dụng bổ sung cho những năm tiếp theo.
Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, năm học 2024-2025, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh còn đề ra các nhiệm vụ trọng tâm như nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng; nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo;…
Tỉnh chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, sách giáo khoa…; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong quản lý, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; tăng cường an ninh, an toàn trường học, các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường.
Đăng thảo luận
2024-10-21 08:34:32 · 来自182.91.172.240回复
2024-10-21 08:54:27 · 来自36.60.255.253回复
2024-10-21 09:04:27 · 来自182.84.250.130回复
2024-10-21 09:14:34 · 来自61.237.254.144回复
2024-10-21 09:24:34 · 来自182.80.245.113回复