Kinhtedothi-UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở núi Pha Kham tại bản Hạ, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn. Đồng thời, chỉ đạo triển khai các biện pháp để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Thanh Hóa: triển khai các biện pháp xử lý sạt lở núi Pha Kham  第1张Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt lở núi Pha Kham tại bản Hạ, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn

Tin liên quan

Hà Tĩnh: nhiều diện tích chè bị sạt lở, cuốn trôi xuống sông Ngàn Phố

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Khánh Hòa, Phú Yên

Theo báo cáo của UBND huyện Quan Sơn và kết quả kiểm tra thực tế, hiện tượng sạt lở núi Pha Kham tại bản Hạ, xã Sơn Hà đã xuất hiện từ năm 2021, ảnh hưởng đến Nhà văn hóa xã Sơn Hà.

Trong 2 năm 2022-2023, sạt lở tiếp tục phát triển, làm hư hỏng, sập đổ hoàn toàn tường kè chắn chân mái taluy, phòng học, nhà vệ sinh của Trường Tiểu học Sơn Hà.

Năm 2024, mưa lớn kéo dài (đặc biệt là sau cơn bão số 3, số 4) đã làm đất đá phần mái dốc và taluy chân núi Pha Kham tiếp tục bị sạt lở (chiều dài khoảng 60m, chiều cao khoảng hơn 20m), vùi lấp và làm sập đổ hoàn toàn khu nhà vệ sinh, bể nước và tràn vào khu vực sân của Trường THCS Sơn Hà; đất đá tràn xuống đến tường phía sau Nhà văn hóa trong khuôn viên công sở xã Sơn Hà.

Ngoài vị trí sạt lở nêu trên, phần mái dốc và taluy chân núi Pha Kham (phía sau cụm công trình các trường mầm non, tiểu học, THCS Sơn Hà, công sở và Nhà văn hóa xã Sơn Hà) còn xuất hiện nhiều vết nứt, các khối đá mồ côi/tảng lăn.

Nguy cơ tiếp tục sạt lở tại khu vực trên là rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của 28 cán bộ, công chức, người lao động của UBND xã Sơn Hà; 60 cán bộ, giáo viên và 511 học sinh các cấp; 8 hộ dân với 35 nhân khẩu và các công trình, tài sản liên quan trong khu vực.

Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND huyện Quan Sơn triển khai ngay các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Cụ thể, theo dõi chặt chẽ diễn biến của sạt lở và báo cáo kịp thời khi có tình huống nguy hiểm xảy ra. Tổ chức cắm biển cảnh báo nguy hiểm, khoanh vùng, lập rào chắn, cử người canh gác 24/24h tại khu vực bị ảnh hưởng của sạt lở, không để người, phương tiện đi vào các khu vực nêu trên. Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và chủ động phòng tránh.

Khẩn trương xây dựng, phê duyệt và triển khai trên thực tế phương án ứng phó theo đúng quy định, nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản theo phương châm “4 tại chỗ”; nhất là tổ chức sơ tán/di dời kịp thời cán bộ, công chức, người lao động, giáo viên, học sinh và người dân khi có tình huống xảy ra, thực hiện các biện pháp gia cố phù hợp để hạn chế sự phát triển của sạt lở.

Thanh Hóa: triển khai các biện pháp xử lý sạt lở núi Pha Kham  第2张 Tỉnh Thanh Hóa triển khai các biện pháp xử lý sạt lở núi Pha Kham ở huyện Quan Sơn.

UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phối hợp, hướng dẫn UBND huyện Quan Sơn tổ chức thực hiện đảm bảo theo quy định.

Các cơ quan truyền thông thông tin, cảnh báo về tình huống khẩn cấp trên để Nhân dân biết, chủ động phòng tránh.

Về các biện pháp khắc phục, đảm bảo an toàn lâu dài, UBND tỉnh giao UBND huyện Quan Sơn tổ chức khảo sát, đánh giá cụ thể nguyên nhân, phạm vi, quy mô, mức độ sạt lở, hư hỏng cơ sở hạ tầng do sạt lở gây ra. Trên cơ sở đó, xác định giải pháp xử lý phù hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí kinh phí để đầu tư và triển khai thực hiện, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và ổn định lâu dài.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí cho UBND huyện Quan Sơn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.