Ngành thuế sẽ tiếp tục làm giàu cơ sở dữ liệu lớn về thương mại điện tử để rà soát người nộp thuế đưa vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp thực tế, điều chỉnh doanh thu hoặc xử lý truy thu.

Tìm cách thu đủ, truy thuế từ thương mại điện tử, bán hàng online  第1张

Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" - Ảnh: VGP

Chiều 23-9, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử". 

Theo báo cáo, doanh thu thuế từ thương mại điện tử tăng đều qua các năm, với 83.000 tỉ đồng năm 2022, 97.000 tỉ đồng năm 2023 và chỉ trong 7 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 78.000 tỉ đồng. Sự gia tăng mạnh mẽ này không chỉ đến từ các doanh nghiệp trong nước, mà còn từ các nền tảng quốc tế như Google, Facebook và Amazon.

Áp dụng dữ liệu lớn, AI vào quản lý thuế

Bà Nguyễn Thị Lan Anh - vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Bộ Tài chính) - cho hay để quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử, ngành thuế đã đề xuất giải pháp sửa đổi chính sách thuế một cách đồng bộ, thống nhất. 

Đó là việc bổ sung quy định pháp luật theo hướng tăng cường trách nhiệm của tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử. Yêu cầu sàn giao dịch có chức năng đặt hàng trực tuyến có trách nhiệm khấu trừ khai thuế thay, nộp thuế thay cho các cá nhân kinh doanh trên sàn. 

  • Tìm cách thu đủ, truy thuế từ thương mại điện tử, bán hàng online  第2张

    Tại sao hàng Trung Quốc có tính cạnh tranh cao?ĐỌC NGAY

Cùng đó, ngành thuế sẽ tiếp tục làm giàu cơ sở dữ liệu lớn về thương mại điện tử để rà soát người nộp thuế đưa vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp thực tế, điều chỉnh doanh thu hoặc xử lý truy thu.

Ngành cũng áp dụng mô hình quản lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử. Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp có rủi ro về thuế; thực hiện thanh tra, kiểm tra...

Trong khi đó, ông Trần Minh Tuấn - vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) - cho hay thương mại điện tử phát triển rất nhanh (20 - 25%/năm) nên dữ liệu ngày càng nhiều. Vì vậy, nếu không có hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin tốt thì sẽ không lưu đủ và kịp thời.

Để phục vụ cho quản lý, ông Tuấn cho hay bộ đang xây dựng nghị định về giao dịch điện tử, quy định toàn bộ hệ thống giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng có số lượng người sử dụng trên 3 triệu thì được coi là hệ thống giao dịch điện tử, thương mại điện tử lớn. 

Có trên 3 triệu khách hàng là giao dịch điện tử lớn phải báo cáo

Với hệ thống có trên 10 triệu người sử dụng được coi là rất lớn, có trách nhiệm định kỳ hằng năm báo cáo các cơ quan nhà nước. Những đơn vị này cũng phải chia sẻ dữ liệu để phục vụ sự quản lý nhà nước cho giao dịch điện tử cũng như bảo đảm quyền lợi khách hàng.

Cùng đó, bộ đang xây dựng thông tư về hệ thống tiếp nhận tổng hợp, nhằm phục vụ quản lý nhà nước về thương mại điện tử và giao dịch điện tử. Mục tiêu để hỗ trợ kết nối, chia sẻ dữ liệu về các dịch vụ hay các mô hình kinh doanh thương mại điện tử khi có thay đổi phải sử dụng công cụ như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain để cập nhật...

Còn theo bà Lại Việt Anh - phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), hiện Bộ Công Thương đang xây dựng là cơ sở dữ liệu dùng chung với hơn 1.000 chủ thể là các website và trang ứng dụng; tiến tới chia sẻ dữ liệu của khoảng 50.000 chủ sở hữu website bán hàng.

Theo đó, bộ đã ứng dụng công nghệ thông tin, những công nghệ mới phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để giúp sàng lọc thông tin, giám sát hoạt động thương mại điện tử trên môi trường trực tuyến và phát hiện hành vi sai phạm. Gắn đó là việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với các chủ thể kinh doanh để tuân thủ các nghĩa vụ.