Tôi có 2 đứa con, một đứa 12 tuổi và một đứa 31 tháng tuổi. Ly hôn, tòa án kết luận tôi nuôi đứa nhỏ, chồng nuôi đứa lớn. Sau khi ly hôn thì việc cấp dưỡng của hai con tôi được quy định thế nào?
- Luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:
Luật sư Võ Đan Mạch
Trên cơ sở thông tin bạn cung cấp, tôi chưa xác định được tòa án đã giải quyết vụ án ly hôn giữa bạn và chồng bạn (trong đó có vấn đề về giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng và việc cấp dưỡng nuôi con) hay chưa?
Do vậy, tôi có ý kiến tư vấn sơ bộ như sau:
Theo quy định tại khoản 24 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
Khoản 2 điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Hướng dẫn chi tiết cho nội dung này là điều 7 nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP ngày 16-5-2024 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Như vậy, tại thời điểm vợ chồng bạn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn thì có giải quyết về nội dung này.
Ly hôn nhưng chồng không gửi tiền cấp dưỡng nuôi conĐỌC NGAY
Cụ thể, về nguyên tắc, tiền cấp dưỡng nuôi con được xác định trên cơ sở thỏa thuận các bên.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, tòa án quyết định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng do tòa án quyết định nhưng không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng đối với mỗi người con.
Trường hợp đã có kết quả giải quyết của tòa án về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con, nếu bạn cho rằng mức cấp dưỡng cần phải thay đổi thì có thể yêu cầu thay đổi.
Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết (điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế... chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected]
Đăng thảo luận