(Dân trí) - Lãnh đạo Viện Y dược học dân tộc TPHCM cho biết cảm thấy rất lạ và buồn, khi nghe thông tin có các nhân viên y tế phản ánh bị Viện nợ thu nhập, bắt buộc tham gia hội thảo, ép đóng góp ngày công...
Gần đây, phóng viên Dân trí nhận được phản ánh của một số nhân viên y tế đã và đang công tác tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM, bức xúc chia sẻ việc mình phải chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình làm việc tại cơ sở trên.
Bị "tố" tự ý trừ ngày công, liên tục tổ chức hội thảo thu tiền
Viết trong đơn gửi phóng viên vào ngày 14/8, T.D. (tên đã thay đổi) cho biết, bản thân đang làm việc và sinh hoạt Đảng tại Viện Y dược học dân tộc (sau đây gọi tắt là Viện).
Chị D. kể, từ đầu năm đến nay, Viện đã ban hành các văn bản với nội dung vận động viên chức, người lao động đóng góp kinh phí hỗ trợ các hoạt động công tác xã hội trong quý 1, 2 và 3.
Theo chị, nội dung này tuy gọi là "vận động tự nguyện" nhưng thực chất bắt buộc, đánh vào xếp loại thi đua của nhân viên. Trong hơn nửa đầu năm nay, Viện trưởng H.N.L. đã chỉ đạo các bộ phận chủ động trừ tổng cộng 9 ngày lương của viên chức, người lao động, sau đó lập danh sách ký đại diện cho toàn bộ nhân sự để quyết toán.
Chị D. cho rằng, việc quản lý và chi tiêu số tiền này không công khai minh bạch, không có quy chế chi tiêu, không nộp vào ngân sách. Người lao động cũng không được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân với những ngày lương đã đóng góp.
Tờ trình vận động viên chức, người lao động ủng hộ 3 ngày lương trong quý 3 tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM (Ảnh: NT).
Vào ngày 25/7, Viện tiến hành chi trả 6 khoản tiền, bao gồm 5 khoản thu nhập tăng thêm của các tháng 4-5-6 và tiền bồi dưỡng Lễ Quốc khánh 2/9 lần 1. Theo chị D., 2/3 số tiền trên là tiền thu nhập tăng thêm còn nợ từ tháng 4 (nợ 3 tháng). Các khoản tiền này cũng không cao do hệ số K ngày càng thấp.
"Các kỳ lương của Viện cũng được thanh toán gối đầu. Việc nợ thu nhập tăng thêm nhiều tháng, lương trả chậm, trừ nhiều ngày lương gây không ít khó khăn cho viên chức, người lao động", chị D. nhận định và cho biết, lương tháng 7 của các nhân viên chưa được Viện chi trả.
Cũng theo nhân viên y tế trên, Viện thường xuyên tổ chức các hoạt động công tác xã hội, về nguồn, ngoại khóa… yêu cầu nhân sự tham gia. Các hoạt động này nếu trùng vào dịp nghỉ lễ hoặc ngày làm việc sẽ bị Viện bắt ứng trước ngày nghỉ, không được tính là ngày công tác.
Bên cạnh đó, từ đầu năm 2024, Viện liên tịch với Hội Đông y TPHCM tổ chức hàng loạt hội thảo khoa học, đề nghị nhân viên Viện và Hội viên Hội Đông y TPHCM tham gia, với quy mô hàng trăm người/buổi và kinh phí tham dự là 300.000 đồng/người.
Một hội thảo tổ chức tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
Chị D. khẳng định, các nhân viên y tế Viện đều phải tham dự và tự túc đóng kinh phí, có điểm danh và chế tài theo quy định.
"Công đoàn cơ sở Viện không có bất cứ động thái nào để bảo vệ cho quyền lợi của công đoàn viên. Trước những hành vi chỉ đạo chi - thu không theo quy định của pháp luật của Viện, đời sống của viên chức, người lao động không được đảm bảo.
Nhiều trường hợp không được giải quyết nghỉ việc theo nguyện vọng đã tự ý bỏ việc, không được chốt sổ bảo hiểm xã hội…", nhân viên y tế nêu trên tiết lộ.
Anh B. (tên đã thay đổi), cho phóng viên biết đã làm tại Viện được 4 năm. Anh chia sẻ, bản thân đã nộp đơn nghỉ việc từ đầu tháng 7, nhưng đến nay chưa được giải quyết. Về lý do xin nghỉ việc, anh tâm sự, thu nhập của mình đã giảm từ khoảng 12 triệu đồng lúc mới vào Viện còn hơn 7 triệu đồng. Số tiền này không đủ để anh trang trải cuộc sống.
Anh cũng xác nhận việc Viện có chủ động trừ nhiều ngày lương với danh nghĩa ủng hộ từ thiện, cũng như liên tục tổ chức các hội thảo có thu phí hàng tuần.
"Quyên góp cho các hoàn cảnh khó khăn thì tôi cũng sẵn sàng, nhưng tùy kinh tế mỗi người mà đóng nhiều hay ít. Mỗi lần trừ tiền lương đóng góp, lãnh đạo khoa phòng chỉ thông báo, nhân viên không được ý kiến. Ngoài ra, việc đi các hoạt động của Viện mà tính sang ngày nghỉ phép cũng không hợp lý lắm", anh B. nói.
Theo lãnh đạo Viện Y dược học dân tộc TPHCM, nơi đây hiện có khoảng 500 nhân viên y tế làm việc (Ảnh: Hoàng Lê).
Trường hợp khác là anh M., nhân viên một phòng chuyên môn cũng nộp đơn xin nghỉ từ đầu tháng 7 vì vấn đề thu nhập. Sau một tháng không được giải quyết đơn, nam nhân viên trên đã chủ động dừng công việc. Đến ngày 15/8, phòng Tổ chức cán bộ của Viện đã trình Ban giám đốc tạm dừng chi trả tiền công tháng 7 của anh M. vì tự ý bỏ việc.
Lãnh đạo Viện Y dược học dân tộc TPHCM nói gì?
Phóng viên Dân trí đã liên hệ với đại diện Viện Y dược học dân tộc TPHCM để làm rõ các phản ánh nêu trên.
Ông Trần Phúc Bão, Phó trưởng phòng Công tác xã hội, Tổ trưởng Tổ Pháp chế của Viện xác nhận, có việc đơn vị phát động đóng góp những ngày lương để phục vụ cho các hoạt động thiện nguyện, công tác xã hội.
Từ đầu năm đến nay, Viện đã phát động đóng góp tổng cộng 9 ngày lương (mỗi đợt 2-3 ngày lương) và có thông tin đầy đủ, văn bản gửi về các khoa phòng để triển khai đến nhân viên. Ông Bão khẳng định, việc vận động này mang tính chất hoàn toàn tự nguyện, nếu ai không muốn đóng góp sẽ không thu.
"Ngay cá nhân tôi và các bác (lãnh đạo Viện) đều tham gia. Không đóng góp cũng không sao và không ảnh hưởng gì đến xếp loại A, B, C. Vào năm 2016, cũng có trường hợp khiếu nại về vấn đề này, và Sở Y tế đã kết luận Viện không làm sai", ông Bão nói.
Số tiền 3 ngày lương bị trừ ở quý 3 của một số người lao động làm việc theo Nghị định 111 tại Viện (Ảnh: NT).
Về phản ánh trong vấn đề phải làm bù khi tham dự các chương trình khám chữa bệnh cộng đồng, công tác xã hội của Viện, ông Bão cho biết, 100% các nhân sự tham gia những hoạt động diện này đều sẽ được chấm công là "đi công tác".
Gần đây, Viện có tổ chức chương trình du lịch về nguồn cho tất cả cán bộ viên chức. Chương trình chia làm 2 đợt, với tên gọi "Ngày hội non sông" và "Ngày hội gia đình", miễn phí cho nhân viên và người thân thứ nhất. Chương trình này có kèm thêm một ngày trong tuần (thứ 6).
Vì vậy theo lý giải của đại diện Viện, nếu ai đăng ký tham gia sẽ phải nghỉ một ngày làm việc và được tính quy đổi thành ngày nghỉ lễ. Đến dịp lễ sẽ được Viện phân công làm bù, không phải mất ngày nghỉ phép.
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng khẳng định, đơn vị không ép tham gia mà mọi người sẽ đăng ký đi, trên tinh thần "nhà nước và nhân dân cùng làm". Bên cạnh đó, ngoài các chương trình thường quy, trong năm có thể phát sinh những chương trình Viện phối hợp đi cùng với các cơ quan khác, với thời gian dài ngày. Nếu ai có nhu cầu tham gia những dịp này sẽ phải xin nghỉ phép.
"Một đợt đăng ký rất nhiều nhưng chỉ lựa chọn những người phù hợp. Các ngày khác, như khám từ thiện đều tính là ngày công tác và là điểm cộng thi đua", tiến sĩ Lan nói.
Về vấn đề tổ chức hội thảo, Phó Viện trưởng cho biết, theo quy định, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm.
Đại diện Viện đề nghị các khoa phòng nhắc nhở nhân viên đăng ký tham gia hội thảo (Ảnh: NT).
Trước đây, mỗi giờ học được tính là 1 tiết (4 tiết/buổi học), nhưng từ đầu năm 2024, cả buổi học chỉ được quy đổi còn 1,5 tiết.
Điều này đồng nghĩa, nhân viên y tế phải học thời gian nhiều hơn khoảng 3 lần mới đáp ứng đủ thời gian đào tạo.
Do đó theo bà Lan, Viện phối hợp với Hội Đông y TPHCM tổ chức các buổi hội thảo chuyên môn để hỗ trợ nhân viên trong việc cấp CME chứng nhận đào tạo liên tục, với nội dung phải đa dạng, đáp ứng chuyên môn từng người. Trong đó, nhân viên Viện tham gia được hỗ trợ 50% (đóng 150.000 đồng/buổi).
"Năm nay, chúng tôi tổ chức từ tháng 3 đến tháng 11. Riêng tháng này chúng tôi tổ chức 3 hội thảo, tháng sau 2 hội thảo (mỗi hội thảo 2 buổi), là đặt hàng của người tham dự. Nhân viên y tế không cần phải học hết, nhưng tối thiểu phải tham dự 8 hội thảo/năm.
Nếu năm nay không đủ 16 buổi, không đủ 24 tiết thì năm sau phải bù, cái này là quy định. Chúng tôi chỉ tạo điều kiện thôi. Sở Y tế cũng sẽ xuống kiểm tra hoạt động đào tạo liên tục cho nhân viên của Viện thế nào. Cho nên, câu chuyện ở đây là không bắt buộc, nhưng chúng tôi có khuyến cáo, anh em không học thì 5 năm sau sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề. Lúc đó đừng khóc…", bác sĩ Lan nói.
"Lạ và buồn"
Về phản ánh trong việc chi trả tiền thu nhập tăng thêm, ông Trần Phúc Bão, Phó trưởng phòng Công tác xã hội cho biết, trong quy chế nội bộ của Viện sẽ chi theo lần (không phải theo tháng hay quý), tùy theo chênh lệch thu chi thực tế. Trong năm nay, mới 7 tháng nhưng Viện đã chi khoảng 9-12 lần.
Theo ông Bão, Viện là một trong số ít cơ sở y tế tại TPHCM vẫn còn quỹ để chi thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 của TPHCM.
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan nói thêm, trên nguyên tắc, ngoài lương cơ bản bắt buộc phải trả, nếu Viện không chi thu nhập tăng thêm cũng không sai, trong trường hợp làm không có lời.
Bên cạnh các khoản nêu trên, Viện còn có khoản tiền thưởng, sẽ được chia đều cho mọi người. Bà Lan nhận định, cách chia này sẽ thiệt thòi cho lãnh đạo, người có bằng cấp cao, nhưng có lợi cho toàn thể nhân viên.
"Mới hôm qua, tôi vừa mới ký chi thu nhập tăng thêm lần 2 của tháng 6. Mỗi tháng có thể chi nhiều lần, nên tôi sợ anh em đang hiểu lầm là nợ hoặc trả trễ. Tôi nghe câu chuyện này thấy rất lạ và buồn. Viện luôn cố gắng tìm cách để anh em tăng thu nhập, chưa bao giờ nợ thu nhập tăng thêm…", tiến sĩ, bác sĩ Lan tâm tư.
Về phản ánh bất cập trong giải quyết nghỉ việc, Phó Viện trưởng chia sẻ, khi có nhân sự nộp đơn xin nghỉ, Viện sẽ thực hiện bước mời nhân sự lên họp để tìm hiểu lý do, nắm bắt tâm tư, và trong thời gian đó phải tìm người thay thế.
Kế đến, nhân viên y tế chỉ được cho nghỉ khi hoàn trả đầy đủ các khoản được lãnh, tiền đền bù, như kinh phí hỗ trợ đi học, tiền ứng thưởng Tết (thực tế là tạm ứng thu nhập tăng thêm của năm sau). Nếu nhân sự là viên chức, Sở Y tế sẽ thành lập hội đồng để thu lại các khoản tiền tạm ứng, nên sẽ không nhanh được.
Thống kê từ tháng 1/2023 đến nay, Viện có 18 viên chức và 35 người lao động nghỉ việc, đa phần do không thấy hợp công việc, kiếm được nguồn thu nhập cao hơn... Ngược lại, con số tuyển dụng vào lên đến 130 người.
Ông Trần Phúc Bão cho biết thêm, thời gian trung bình để giải quyết cho một nhân sự nghỉ việc là 45 ngày, nhưng đã có trường hợp "vướng" thủ tục, kéo dài 6-7 tháng vì không thống nhất được việc đền bù.
Bên cạnh đó, cũng có người nộp đơn thông báo rồi tự ý nghỉ việc. Nếu không giải quyết được câu chuyện đền bù, nhân sự không chịu chi trả theo quy định, Viện có thể phải kiện ra tòa.
"Có trường hợp, chúng tôi trong Viện phải bỏ tiền túi đền bù cho nhân viên nghỉ việc. Giờ nghĩ lại, thấy mình khổ vì mình thương người quá", Phó Viện trưởng, Viện Y dược học dân tộc TPHCM bày tỏ.
Sức khỏeViện Y dược học dân tộc TPHCM bị nhiều nhân viên khiếu nại: "Lạ và buồn"
(Dân trí) - Lãnh đạo Viện Y dược học dân tộc TPHCM cho biết cảm thấy rất lạ và buồn, khi nghe thông tin có các nhân viên y tế phản ánh bị Viện nợ thu nhập, bắt buộc tham gia hội thảo, ép đóng góp ngày công...
Gần đây, phóng viên Dân trí nhận được phản ánh của một số nhân viên y tế đã và đang công tác tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM, bức xúc chia sẻ việc mình phải chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình làm việc tại cơ sở trên.
Bị "tố" tự ý trừ ngày công, liên tục tổ chức hội thảo thu tiền
Viết trong đơn gửi phóng viên vào ngày 14/8, T.D. (tên đã thay đổi) cho biết, bản thân đang làm việc và sinh hoạt Đảng tại Viện Y dược học dân tộc (sau đây gọi tắt là Viện).
Chị D. kể, từ đầu năm đến nay, Viện đã ban hành các văn bản với nội dung vận động viên chức, người lao động đóng góp kinh phí hỗ trợ các hoạt động công tác xã hội trong quý 1, 2 và 3.
Theo chị, nội dung này tuy gọi là "vận động tự nguyện" nhưng thực chất bắt buộc, đánh vào xếp loại thi đua của nhân viên. Trong hơn nửa đầu năm nay, Viện trưởng H.N.L. đã chỉ đạo các bộ phận chủ động trừ tổng cộng 9 ngày lương của viên chức, người lao động, sau đó lập danh sách ký đại diện cho toàn bộ nhân sự để quyết toán.
Chị D. cho rằng, việc quản lý và chi tiêu số tiền này không công khai minh bạch, không có quy chế chi tiêu, không nộp vào ngân sách. Người lao động cũng không được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân với những ngày lương đã đóng góp.
Tờ trình vận động viên chức, người lao động ủng hộ 3 ngày lương trong quý 3 tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM (Ảnh: NT).
Vào ngày 25/7, Viện tiến hành chi trả 6 khoản tiền, bao gồm 5 khoản thu nhập tăng thêm của các tháng 4-5-6 và tiền bồi dưỡng Lễ Quốc khánh 2/9 lần 1. Theo chị D., 2/3 số tiền trên là tiền thu nhập tăng thêm còn nợ từ tháng 4 (nợ 3 tháng). Các khoản tiền này cũng không cao do hệ số K ngày càng thấp.
"Các kỳ lương của Viện cũng được thanh toán gối đầu. Việc nợ thu nhập tăng thêm nhiều tháng, lương trả chậm, trừ nhiều ngày lương gây không ít khó khăn cho viên chức, người lao động", chị D. nhận định và cho biết, lương tháng 7 của các nhân viên chưa được Viện chi trả.
Cũng theo nhân viên y tế trên, Viện thường xuyên tổ chức các hoạt động công tác xã hội, về nguồn, ngoại khóa… yêu cầu nhân sự tham gia. Các hoạt động này nếu trùng vào dịp nghỉ lễ hoặc ngày làm việc sẽ bị Viện bắt ứng trước ngày nghỉ, không được tính là ngày công tác.
Bên cạnh đó, từ đầu năm 2024, Viện liên tịch với Hội Đông y TPHCM tổ chức hàng loạt hội thảo khoa học, đề nghị nhân viên Viện và Hội viên Hội Đông y TPHCM tham gia, với quy mô hàng trăm người/buổi và kinh phí tham dự là 300.000 đồng/người.
Một hội thảo tổ chức tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
Chị D. khẳng định, các nhân viên y tế Viện đều phải tham dự và tự túc đóng kinh phí, có điểm danh và chế tài theo quy định.
"Công đoàn cơ sở Viện không có bất cứ động thái nào để bảo vệ cho quyền lợi của công đoàn viên. Trước những hành vi chỉ đạo chi - thu không theo quy định của pháp luật của Viện, đời sống của viên chức, người lao động không được đảm bảo.
Nhiều trường hợp không được giải quyết nghỉ việc theo nguyện vọng đã tự ý bỏ việc, không được chốt sổ bảo hiểm xã hội…", nhân viên y tế nêu trên tiết lộ.
Anh B. (tên đã thay đổi), cho phóng viên biết đã làm tại Viện được 4 năm. Anh chia sẻ, bản thân đã nộp đơn nghỉ việc từ đầu tháng 7, nhưng đến nay chưa được giải quyết. Về lý do xin nghỉ việc, anh tâm sự, thu nhập của mình đã giảm từ khoảng 12 triệu đồng lúc mới vào Viện còn hơn 7 triệu đồng. Số tiền này không đủ để anh trang trải cuộc sống.
Anh cũng xác nhận việc Viện có chủ động trừ nhiều ngày lương với danh nghĩa ủng hộ từ thiện, cũng như liên tục tổ chức các hội thảo có thu phí hàng tuần.
"Quyên góp cho các hoàn cảnh khó khăn thì tôi cũng sẵn sàng, nhưng tùy kinh tế mỗi người mà đóng nhiều hay ít. Mỗi lần trừ tiền lương đóng góp, lãnh đạo khoa phòng chỉ thông báo, nhân viên không được ý kiến. Ngoài ra, việc đi các hoạt động của Viện mà tính sang ngày nghỉ phép cũng không hợp lý lắm", anh B. nói.
Theo lãnh đạo Viện Y dược học dân tộc TPHCM, nơi đây hiện có khoảng 500 nhân viên y tế làm việc (Ảnh: Hoàng Lê).
Trường hợp khác là anh M., nhân viên một phòng chuyên môn cũng nộp đơn xin nghỉ từ đầu tháng 7 vì vấn đề thu nhập. Sau một tháng không được giải quyết đơn, nam nhân viên trên đã chủ động dừng công việc. Đến ngày 15/8, phòng Tổ chức cán bộ của Viện đã trình Ban giám đốc tạm dừng chi trả tiền công tháng 7 của anh M. vì tự ý bỏ việc.
Lãnh đạo Viện Y dược học dân tộc TPHCM nói gì?
Phóng viên Dân trí đã liên hệ với đại diện Viện Y dược học dân tộc TPHCM để làm rõ các phản ánh nêu trên.
Ông Trần Phúc Bão, Phó trưởng phòng Công tác xã hội, Tổ trưởng Tổ Pháp chế của Viện xác nhận, có việc đơn vị phát động đóng góp những ngày lương để phục vụ cho các hoạt động thiện nguyện, công tác xã hội.
Từ đầu năm đến nay, Viện đã phát động đóng góp tổng cộng 9 ngày lương (mỗi đợt 2-3 ngày lương) và có thông tin đầy đủ, văn bản gửi về các khoa phòng để triển khai đến nhân viên. Ông Bão khẳng định, việc vận động này mang tính chất hoàn toàn tự nguyện, nếu ai không muốn đóng góp sẽ không thu.
"Ngay cá nhân tôi và các bác (lãnh đạo Viện) đều tham gia. Không đóng góp cũng không sao và không ảnh hưởng gì đến xếp loại A, B, C. Vào năm 2016, cũng có trường hợp khiếu nại về vấn đề này, và Sở Y tế đã kết luận Viện không làm sai", ông Bão nói.
Số tiền 3 ngày lương bị trừ ở quý 3 của một số người lao động làm việc theo Nghị định 111 tại Viện (Ảnh: NT).
Về phản ánh trong vấn đề phải làm bù khi tham dự các chương trình khám chữa bệnh cộng đồng, công tác xã hội của Viện, ông Bão cho biết, 100% các nhân sự tham gia những hoạt động diện này đều sẽ được chấm công là "đi công tác".
Gần đây, Viện có tổ chức chương trình du lịch về nguồn cho tất cả cán bộ viên chức. Chương trình chia làm 2 đợt, với tên gọi "Ngày hội non sông" và "Ngày hội gia đình", miễn phí cho nhân viên và người thân thứ nhất. Chương trình này có kèm thêm một ngày trong tuần (thứ 6).
Vì vậy theo lý giải của đại diện Viện, nếu ai đăng ký tham gia sẽ phải nghỉ một ngày làm việc và được tính quy đổi thành ngày nghỉ lễ. Đến dịp lễ sẽ được Viện phân công làm bù, không phải mất ngày nghỉ phép.
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng khẳng định, đơn vị không ép tham gia mà mọi người sẽ đăng ký đi, trên tinh thần "nhà nước và nhân dân cùng làm". Bên cạnh đó, ngoài các chương trình thường quy, trong năm có thể phát sinh những chương trình Viện phối hợp đi cùng với các cơ quan khác, với thời gian dài ngày. Nếu ai có nhu cầu tham gia những dịp này sẽ phải xin nghỉ phép.
"Một đợt đăng ký rất nhiều nhưng chỉ lựa chọn những người phù hợp. Các ngày khác, như khám từ thiện đều tính là ngày công tác và là điểm cộng thi đua", tiến sĩ Lan nói.
Về vấn đề tổ chức hội thảo, Phó Viện trưởng cho biết, theo quy định, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm.
Đại diện Viện đề nghị các khoa phòng nhắc nhở nhân viên đăng ký tham gia hội thảo (Ảnh: NT).
Trước đây, mỗi giờ học được tính là 1 tiết (4 tiết/buổi học), nhưng từ đầu năm 2024, cả buổi học chỉ được quy đổi còn 1,5 tiết.
Điều này đồng nghĩa, nhân viên y tế phải học thời gian nhiều hơn khoảng 3 lần mới đáp ứng đủ thời gian đào tạo.
Do đó theo bà Lan, Viện phối hợp với Hội Đông y TPHCM tổ chức các buổi hội thảo chuyên môn để hỗ trợ nhân viên trong việc cấp CME chứng nhận đào tạo liên tục, với nội dung phải đa dạng, đáp ứng chuyên môn từng người. Trong đó, nhân viên Viện tham gia được hỗ trợ 50% (đóng 150.000 đồng/buổi).
"Năm nay, chúng tôi tổ chức từ tháng 3 đến tháng 11. Riêng tháng này chúng tôi tổ chức 3 hội thảo, tháng sau 2 hội thảo (mỗi hội thảo 2 buổi), là đặt hàng của người tham dự. Nhân viên y tế không cần phải học hết, nhưng tối thiểu phải tham dự 8 hội thảo/năm.
Nếu năm nay không đủ 16 buổi, không đủ 24 tiết thì năm sau phải bù, cái này là quy định. Chúng tôi chỉ tạo điều kiện thôi. Sở Y tế cũng sẽ xuống kiểm tra hoạt động đào tạo liên tục cho nhân viên của Viện thế nào. Cho nên, câu chuyện ở đây là không bắt buộc, nhưng chúng tôi có khuyến cáo, anh em không học thì 5 năm sau sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề. Lúc đó đừng khóc…", bác sĩ Lan nói.
"Lạ và buồn"
Về phản ánh trong việc chi trả tiền thu nhập tăng thêm, ông Trần Phúc Bão, Phó trưởng phòng Công tác xã hội cho biết, trong quy chế nội bộ của Viện sẽ chi theo lần (không phải theo tháng hay quý), tùy theo chênh lệch thu chi thực tế. Trong năm nay, mới 7 tháng nhưng Viện đã chi khoảng 9-12 lần.
Theo ông Bão, Viện là một trong số ít cơ sở y tế tại TPHCM vẫn còn quỹ để chi thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 của TPHCM.
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan nói thêm, trên nguyên tắc, ngoài lương cơ bản bắt buộc phải trả, nếu Viện không chi thu nhập tăng thêm cũng không sai, trong trường hợp làm không có lời.
Bên cạnh các khoản nêu trên, Viện còn có khoản tiền thưởng, sẽ được chia đều cho mọi người. Bà Lan nhận định, cách chia này sẽ thiệt thòi cho lãnh đạo, người có bằng cấp cao, nhưng có lợi cho toàn thể nhân viên.
"Mới hôm qua, tôi vừa mới ký chi thu nhập tăng thêm lần 2 của tháng 6. Mỗi tháng có thể chi nhiều lần, nên tôi sợ anh em đang hiểu lầm là nợ hoặc trả trễ. Tôi nghe câu chuyện này thấy rất lạ và buồn. Viện luôn cố gắng tìm cách để anh em tăng thu nhập, chưa bao giờ nợ thu nhập tăng thêm…", tiến sĩ, bác sĩ Lan tâm tư.
Về phản ánh bất cập trong giải quyết nghỉ việc, Phó Viện trưởng chia sẻ, khi có nhân sự nộp đơn xin nghỉ, Viện sẽ thực hiện bước mời nhân sự lên họp để tìm hiểu lý do, nắm bắt tâm tư, và trong thời gian đó phải tìm người thay thế.
Kế đến, nhân viên y tế chỉ được cho nghỉ khi hoàn trả đầy đủ các khoản được lãnh, tiền đền bù, như kinh phí hỗ trợ đi học, tiền ứng thưởng Tết (thực tế là tạm ứng thu nhập tăng thêm của năm sau). Nếu nhân sự là viên chức, Sở Y tế sẽ thành lập hội đồng để thu lại các khoản tiền tạm ứng, nên sẽ không nhanh được.
Thống kê từ tháng 1/2023 đến nay, Viện có 18 viên chức và 35 người lao động nghỉ việc, đa phần do không thấy hợp công việc, kiếm được nguồn thu nhập cao hơn... Ngược lại, con số tuyển dụng vào lên đến 130 người.
Ông Trần Phúc Bão cho biết thêm, thời gian trung bình để giải quyết cho một nhân sự nghỉ việc là 45 ngày, nhưng đã có trường hợp "vướng" thủ tục, kéo dài 6-7 tháng vì không thống nhất được việc đền bù.
Bên cạnh đó, cũng có người nộp đơn thông báo rồi tự ý nghỉ việc. Nếu không giải quyết được câu chuyện đền bù, nhân sự không chịu chi trả theo quy định, Viện có thể phải kiện ra tòa.
"Có trường hợp, chúng tôi trong Viện phải bỏ tiền túi đền bù cho nhân viên nghỉ việc. Giờ nghĩ lại, thấy mình khổ vì mình thương người quá", Phó Viện trưởng, Viện Y dược học dân tộc TPHCM bày tỏ.
Đăng thảo luận