Đợi 5 năm để cắt amidan, nạo VA cho con
(Dân trí) - Đó là trường hợp của chị P.T.H, mẹ của bé N.Q.V (5 tuổi, Hà Nội) bị viêm amidan, VA tái phát nhiều lần trong năm, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của bé. Tuy nhiên, chị H. phải chờ tới khi bé V. đủ 5 tuổi mới có thể phẫu thuật.
VA và amidan quá phát, kìm hãm sự phát triển của bé 5 tuổi
Được mẹ đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI vì sốt, đau họng, khó nuốt, ngủ ngáy…, sau thăm khám, bé N.Q.V được TTUT.BS. Dương Văn Tiến - Trưởng phòng khám Tai Mũi Họng chẩn đoán xác định viêm amidan độ 4 và viêm VA độ 3, có chỉ định phẫu thuật.
Bé V. được chẩn đoán xác định viêm amidan độ 4 và viêm VA độ 3, có chỉ định phẫu thuật (Ảnh: TCI).Theo chị P.T.H, mẹ bé V: "Đây không phải là lần đầu tiên con sốt, đau họng, khó nuốt, ngủ ngáy,... vì viêm VA. Từ khi chào đời, con đã phải chung sống cùng 2 bệnh lý này. Mỗi năm, viêm VA tái phát vài lần, gây cho con nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nhưng khác với những lần trước, lần này, con còn viêm cả amidan nữa. 5 năm qua, vợ chồng mình đã chờ đợi con đủ tuổi để được nạo VA".
Nói về trường hợp của bé V, bác sĩ Dương Văn Tiến cho biết, VA là tổ chức lympho nằm ở vòm mũi họng, có chức năng tương tự hệ miễn dịch, chịu trách nhiệm bảo vệ mũi họng - cửa ngõ dẫn ra và vào cơ thể trẻ.
Khi VA phải chiến đấu với một lượng quá lớn tác nhân tiêu cực từ môi trường và phát sinh tình trạng nhiễm trùng, bệnh lý viêm VA được xác định. Viêm VA có hai dạng là viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính.
Trong đó, viêm VA mạn tính là tình trạng VA quá phát sau viêm cấp tính nhiều lần. "Từ giai đoạn sơ sinh, VA bệnh nhân N.Q.V bắt đầu viêm. Đến thời điểm hiện tại, mỗi năm tình trạng này tái phát vài lần. Như vậy, viêm VA ở bệnh nhân N.Q.V là một trường hợp mạn tính điển hình", bác sĩ Tiến cho hay.
Cũng theo bác sĩ Tiến, tình trạng thiếu oxy mạn tính do viêm VA kéo dài có thể gây ra nhiều biến đổi đặc trưng ở trẻ như: dị dạng sọ mặt, chậm phát triển thể chất và tinh thần,... đe dọa đến tầm vóc tương lai của trẻ.
Trường hợp của bé V. vừa có VA quá phát độ 3, vừa có amidan quá phát độ 4, còn đáng quan ngại hơn. Ngoài các biến chứng của viêm VA mạn tính, bé V. còn có nguy cơ phải đối diện với các biến chứng của viêm amidan, như: viêm phổi, viêm thận, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết,...
"Độ tuổi thích hợp nhất để cắt amidan, nạo VA là từ 4-5 tuổi trở lên để không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của cơ thể. Tuy vậy, trẻ có thể cần cắt bất cứ khi nào nếu như có biểu hiện ngưng thở khi ngủ, bởi điều này có thể gây đột tử do thiếu oxy. Trường hợp bé V, bác sĩ khuyên nên phẫu thuật ngay, không trì hoãn", bác sĩ Tiến khẳng định.
"Dọn dẹp" đường thở cho bệnh nhân nhí bằng công nghệ Plasma Plus
Trước tình trạng của bé V, sau khi đánh giá và nghiên cứu kỹ lưỡng, bác sĩ Dương Văn Tiến chỉ định bé phẫu thuật nạo VA và cắt amidan bằng công nghệ Plasma Plus.
Bé V. được chỉ định phẫu thuật nạo VA và cắt amidan bằng công nghệ Plasma Plus (Ảnh: TCI).Theo bác sĩ Tiến, với công nghệ này, VA và amidan quá phát của bé V. sẽ được nạo và cắt bằng dao Plasma - loại dao có khả năng đông điện, xử lý mô nào cầm máu mô đó. Năng lượng dao Plasma giải phóng tương đối nhỏ nên ít làm tổn thương các mô xung quanh tổ chức viêm.
Nhờ thao tác bằng dao này, công nghệ Plasma Plus được đánh giá là một công nghệ nạo VA, cắt amidan tân tiến, sở hữu nhiều ưu điểm, như: thời gian phẫu thuật ngắn, 30-45 phút; bệnh nhân ít chảy máu, ít đau, ít biến chứng sau phẫu thuật; bệnh nhân xuất viện trong ngày; sau xuất viện, bệnh nhân ăn uống và sinh hoạt bình thường...
Áp dụng công nghệ Plasma Plus, sau khoảng 30 phút, bác sĩ Chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cuc TCI đã "dọn dẹp" sạch sẽ đường thở cho bé V., hoàn thành ước nguyện 5 năm của bố mẹ bé V.
Sau khoảng 30 phút, bác sĩ TCI đã "dọn dẹp" sạch sẽ đường thở cho bé V. (Ảnh: TCI)."Sau phẫu thuật, tình hình sức khỏe của bệnh nhân V. ổn định. Bệnh nhân có thể nói chuyện, ăn uống, sinh hoạt bình thường và cần lưu viện theo dõi 24 giờ. Sau xuất viện, ngoài sử dụng kháng sinh, bệnh nhân cần chú ý vệ sinh miệng, họng cẩn thận; nên tiêu thụ thức ăn lỏng, lạt, lạnh. Tuân thủ những hướng dẫn đó, bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh, không biến chứng", bác sĩ Tiến chia sẻ.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo, viêm VA, viêm amidan là hai bệnh lý tai mũi họng phổ biến, có thể tiến triển đến nhiều biến chứng phức tạp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm. Vì vậy, để bảo vệ trẻ trước hai bệnh lý tai mũi họng phiền toái này, khi trẻ có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó nuốt, hơi thở có mũi, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ,... bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Sức khỏe chủ động là chuyên mục do báo điện tử Dân trí và Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phối hợp thực hiện. Các bài viết có sự tham gia cố vấn của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia kinh nghiệm của TCI, nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe chủ động.
Để tìm hiểu thêm về công nghệ cắt amidan, nạo VA, độc giả có thể liên hệ 1900 55 88 92 hoặc xem thêm thông tin tại đây.
Đăng thảo luận