Thi kéo co làng Hữu Chấp (Bắc Ninh) không kéo bằng dây mà dùng cả thân cây tre làm dây kéo. Tương truyền xưa kia dân làng Hữu Chấp có nghề kéo gỗ thuê ở các làng bên sông rất được tín nhiệm nên ‘dây’ kéo co của làng mới độc đáo như vậy.

Tết Độc lập, xem di sản văn hóa đa quốc gia: thi kéo co làng Hữu Chấp  第1张

Trước khi bước vào thi kéo co phải thực hiện nhiều nghi lễ như phất cờ ba vòng, phun rượu lên người thi để tẩy uế - Ảnh: T.ĐIỂU

Trong khuôn khổ chương trình Vui Tết Độc lập với chủ đề "Không gian văn hóa, du lịch Bắc Ninh trong lòng Hà Nội" tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) từ ngày 31-8 đến 2-9, du khách sẽ được xem môn kéo co rất độc đáo này.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, Hội kéo co làng Hữu Chấp diễn ra vào buổi chiều ngày mùng 4 Tết hàng năm.

Nét độc đáo trong hội thi kéo co làng Hữu Chấp là không thi kéo bằng dây mà dùng cả thân cây tre làm dây kéo.

Điều đặc biệt này xuất phát từ "nghề truyền thống" từ xa xưa của làng là nghề kéo gỗ thuê ở các làng bên sông.

Tết Độc lập, xem di sản văn hóa đa quốc gia: thi kéo co làng Hữu Chấp  第2张

Rước "dây" kéo co ra sân thi đấu - Ảnh: T.ĐIỂU

Để có được cây tre làm dây kéo thi, trước ngày khai hội hàng tháng, làng đã cử người đi chọn tre ở các gia đình trong làng. Tre được chọn phải là tre ở các gia đình không có tang trở, bố mẹ song toàn, mọi người tín nhiệm.

Việc chọn tre cũng như làm dây kéo từ hai cây tre này là cả một sự kỳ công.

Hai cây tre được chọn phải không già, không non quá, gọi là tre bánh tẻ, dài, thẳng, không bị sâu kiến, không bị cộc ngọn và số đốt của hai cây phải là số lẻ. Tre của gia đình nào được chọn là vinh dự và niềm may mắn của gia đình trong cả năm.

Từ sáng mùng 3 Tết, bốn ông hóa được giao trực tiếp chỉ đạo việc làm dây kéo. Hai cây tre được đặt tại sân đình, mọi người tham gia dùng mảnh sành cạo sạch tinh tre để lộ phần cật trắng.

Sau đó nối hai cây tre lại với nhau bằng cách đục ở hai đầu gốc cây tre, kỳ công và rất nhiều ý nghĩa trong đó.

Độc đáo hội thi kéo co làng Hữu Chấp

Trải qua nhiều công đoạn chuẩn bị, khi dây kéo được làm xong, sẽ được treo lên phía trước cửa nhà tiền tế của đình làng để báo cáo với Thành hoàng việc chuẩn bị cuộc thi kéo co đã hoàn tất.

Các nghi lễ này được thực hiện đầy đủ tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tham gia thi kéo co là các trai đinh của bốn giáp trong làng (Đông, Tây, Nam, Bắc) được chia làm hai phe: phe Đông và phe Tây. Thường mỗi bên có 37 trai đinh khỏe mạnh, gia đình không có tang trở và được làng chọn cử.

  • Có một Đà Nẵng rực đỏ cờ hoa ngày Quốc khánh 2-9

  • Lãnh đạo TP.HCM dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh 2-9

  • Lâm Đồng dừng sửa đường để đón du khách dịp lễ Quốc khánh

Tất cả đều cởi trần, đóng khố, thắt lưng nhiễu điều, đầu chít khăn lụa.

Trước khi thi đấu, các quan đám thực hiện công đoạn phun rượu để tẩy uế và khích lệ thành viên hai đội.

Theo quy định từ xa xưa của người dân Hữu Chấp, các đôi sẽ kéo ba keo, bên nào kéo được hai keo bên đó thắng.

Đặc biệt, điều độc đáo trong trò chơi không phải bên nào kéo khỏe sẽ thắng mà đến keo thứ ba dân làng sẽ vào giúp để bên Đông chiến thắng.

Vì người dân nơi đây tin rằng bên Đông thắng cuộc thi, năm đó lúa chiêm sẽ được mùa, làng trên xóm dưới bình yên, hòa thuận.

Nghi lễ và trò chơi kéo co làng Hữu Chấp đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa đa quốc gia năm 2015.

Tết Độc lập, xem di sản văn hóa đa quốc gia: thi kéo co làng Hữu Chấp  第3张

Với hội thi kéo co làng Hữu Chấp, không phải đội khỏe sẽ chiến thắng mà đội đông sẽ được người dân giúp sức để thành đội chiến thắng - Ảnh: T.ĐIỂU

Ngoài nghi lễ kéo co đặc biệt này, du khách chơi Tết Độc lập tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam dịp này còn được khám phá vô vàn những di sản văn hóa của Bắc Ninh như dân ca quan họ, múa rồi nước, tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng…

Hay thưởng thức ẩm thực đặc sắc của địa phương này, từ bánh tẻ làng Chờ, nem Bùi Xá, bánh phu thê Đình Bảng, phở gan cháy Đáp Cầu, bánh đúc riêu cua Vạn An, tương Đình Tổ, bánh khúc làng Diềm, tỏi An Thịnh…

Du khách cũng được dạo chơi chợ vùng cao với bao sản vật địa phương cùng những truyền thống văn hóa hấp dẫn những phiên chợ ngày xuân.

Tết Độc lập, xem di sản văn hóa đa quốc gia: thi kéo co làng Hữu Chấp  第4张

Trẻ được chơi với gốm Phù Lãng - Ảnh: T.ĐIỂU

Tết Độc lập, xem di sản văn hóa đa quốc gia: thi kéo co làng Hữu Chấp  第5张

Xem nghệ nhân làng tranh Đông Hồ khắc ván in và làm tranh - Ảnh: T.ĐIỂU

Tết Độc lập, xem di sản văn hóa đa quốc gia: thi kéo co làng Hữu Chấp  第6张

Thưởng thức quan họ Bắc Ninh tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam - Ảnh: T.ĐIỂU

Tết Độc lập, xem di sản văn hóa đa quốc gia: thi kéo co làng Hữu Chấp  第7张

Du khách thích thú chụp hình cùng khẩu pháo trong lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ - Ảnh: T.ĐIỂU

Tết Độc lập, xem di sản văn hóa đa quốc gia: thi kéo co làng Hữu Chấp  第8张

Và thưởng thức những điệu khèn của phiên chợ vùng cao - Ảnh: T.ĐIỂU

Tết Độc lập, xem di sản văn hóa đa quốc gia: thi kéo co làng Hữu Chấp  第9张

Hay điệu múa rộn ràng của những chàng trai cô gái người Dao Đỏ - Ảnh: T.ĐIỂU

Tết Độc lập, xem di sản văn hóa đa quốc gia: thi kéo co làng Hữu Chấp  第10张

Phiên chợ đầy sắc màu vùng cao - Ảnh: T.ĐIỂU