Nhiều bệnh nhân mổ đục thủy tinh thể lo lắng hai mắt thay hai dòng thủy tinh thể nhân tạo (IOL) khác nhau có thể "loạn tầm nhìn", song với phaco khúc xạ và IOL thế hệ mới, sau mổ người bệnh nhìn rõ ở mọi cự ly, không cần đeo kính.

Thủy tinh thể (nhân mắt) là bộ phận quan trọng của mắt, có cấu tạo như một thấu kính trong suốt giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc để nhìn rõ nét các vật thể xung quanh. Đến tuổi lão hóa tự nhiên của cơ thể, các cấu trúc protein bị ảnh hưởng làm cho thủy tinh thể thay đổi độ trong, độ cong, độ vênh, độ dày, độ đàn hồi, dẫn tới mất dần khả năng điều tiết vốn có. Khi đó, tùy vào mức độ, hình thái mà thủy tinh thể trở nên mờ đục, cứng, có màu xám hoặc xám vàng khác nhau, có thể dẫn tới mù lòa.

Điều chỉnh tầm nhìn cho người mổ đục thủy tinh thể  第1张

Ca mổ mắt. Ảnh: BVCC

Ngày 2/10, ThS.BS. Nguyễn Văn Sanh, Giám đốc bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội (Hitec), cho biết đục thủy tinh thể (đục nhân mắt) là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi do tuổi tác và tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Người bệnh khó khăn trong các hoạt động thường ngày như lái xe, đọc sách báo..., thậm chí có thể mù lòa nếu không được điều trị phù hợp.

Phẫu thuật thay thế thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp cuối cùng mang lại ánh sáng cho người bệnh. IOL là một thấu kính có kích cỡ, độ khúc xạ và chất liệu phù hợp với mắt người, được chế tạo nhằm thay thế cho thủy tinh thể tự nhiên bị đục.

IOL được chia làm 2 loại gồm đơn tiêu và đa tiêu. IOL đơn tiêu cho phép toàn bộ ánh sáng hội tụ tại một điểm và người bệnh chỉ nhìn được ở một cự ly nhất định, thường là để nhìn xa. IOL đa tiêu có thể nhìn gần, nhìn xa và cả cự ly trung gian.

Với IOL đơn tiêu, sau mổ người bệnh thích ứng nhanh và thường không có khó chịu. Tuy nhiên, muốn đọc sách (nhìn gần khoảng 35 cm) hoặc các hoạt động khác ở cự ly trung gian (50-60 cm) người bệnh vẫn phải phụ thuộc vào kính.

Điều chỉnh tầm nhìn cho người mổ đục thủy tinh thể  第2张

Bác sĩ Nguyễn Văn Sanh khám mắt cho một bệnh nhân. Ảnh: Bích Phạm

BS Sanh cho biết hầu hết quan điểm trước đây đều cho rằng không có cơ hội nào khác cho mắt 2 khi mắt 1 đã đặt đơn tiêu, vì không khắc phục được sự chênh lệch về khúc xạ, quang sai và IOL chỉ mổ được một lần. Tuy nhiên, với những tiến bộ vượt bậc của các thế hệ IOL đa tiêu cao cấp, nhu cầu của khách hàng mong muốn một thị lực hoàn hảo, màu sắc chân thực với một cảm giác dễ chịu, thoải mái nhất mà không cần đeo kính đã được đáp ứng.

Một giải pháp được cho là hữu hiệu và thông dụng nhất đó là chọn IOL đa tiêu cho thị lực nhìn xa và gần vừa phải kết hợp công nghệ EDOF (MF15- Comfort IOL). Do sự chênh lệch khúc xạ không quá cao, người bệnh thích ứng rất nhanh về thị giác 2 mắt với sự hài lòng ngay từ những giờ đầu tiên sau mổ, đáp ứng được nhu cầu nhìn xa, gần vừa phải (trung gian) như đọc sách, máy tính, điện thoại. Đặc biệt, MF15 không gây chói lóa, thích hợp cho những người có nhu cầu cao về hoạt động ngoài trời như thể thao, lái xe... Bất lợi duy nhất của MF15- Comfort IOL chỉ là không thể nhìn rất gần hoặc đọc các tài liệu cỡ chữ nhỏ hoặc rất nhỏ cho một số rất ít khách hàng.

Mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 150.000 người bị đục tinh thể, gần 70% người bệnh trên 50 tuổi.

Lê Nga